Danh mục tài liệu

Trọng tài và hoà giải - Sổ tay pháp luật: Phần 1

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.86 MB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sổ tay pháp luật về Trọng tài và hoà giải phần 1 gồm các nội dung chính sau: Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh trọng tài và hòa giải; những khái niệm cơ bản; vai trò của tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại trong nước và trọng tài thương mại nước ngoài có địa điểm giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trọng tài và hoà giải - Sổ tay pháp luật: Phần 1 Finance & Markets LỜI NÓI ĐẦU Mặc dù việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trước năm 2015 đã đạt được những thành tựu đáng kể nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được thi hành, nhưng do chưa có cách hiểu đầy đủ, thống nhất về các quy định của pháp luật trong nước và Công ước New York 1958 nên các thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Tòa án còn chưa thực sự nhất quán để tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã khắc phục những bất cập của pháp luật trước đây và đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước New York 1958 mà Việt Nam đã trở thành thành viên từ năm 1995. Bộ luật mới cũng quy định rõ ràng hơn vai trò của Tòa án trong việc thúc đẩy các hoạt động giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế (ADR) trong đó có hoạt động trọng tài và hòa giải. Bộ luật đã quy định chi tiết hơn việc Tòa án hỗ trợ hoạt động trọng tài và lần đầu tiên quy định về việc Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án và quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành như một bản án của Tòa án. Để tạo nguồn thông tin tham khảo cho các Thẩm phán và tạo sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 khi giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, hủy phán quyết trọng tài, hỗ trợ các hoạt động trọng tài, công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án…, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Tòa án nhân dân tối cao và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), các chuyên gia quốc tế và trong nước đã phối hợp xây dựng cuốn “Sổ tay pháp luật về trọng tài và hòa 3 giải”. Cuốn sổ tay này là kết quả của sự kết hợp giữa cách tiếp cận của chuyên gia quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong việc thực thi Công ước New York 1958 và các Thẩm phán trong nước có nhiều kinh nghiệm giải quyết các việc liên quan đến trọng tài để đảm bảo các thông tin được nhìn nhận đa chiều và giúp độc giả có cách nhìn hoàn chỉnh hơn về các quy định của pháp luật liên quan. Tòa án nhân dân tối cao trân trọng cảm ơn IFC đã hỗ trợ tích cực về kỹ thuật để thực hiện hoạt động này; cảm ơn nhóm chuyên gia và cán bộ của IFC, các Thẩm phán, cán bộ Tòa án đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để tham gia vào quá trình soạn thảo, hoàn thiện cuốn Sổ tay này. Hy vọng rằng Sổ tay sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích, giúp cho các Thẩm phán, cán bộ Tòa án hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật và vận dụng một cách hợp lý để giải quyết có hiệu quả các việc liên quan đến trọng tài và hòa giải thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. NGUYỄN THÚY HIỀN Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 4 DANH SÁCH CÁN BỘ, CHUYÊN GIA THAM GIA XÂY DỰNG SỔ TAY I/ BAN SOẠN THẢO CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO 1. Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Chánh án TANDTC, Trưởng ban; 2. Ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TANDTC, Phó Trưởng ban; 3. Ông Nguyễn Văn Tiến, Thẩm phán TANDTC; 4. Ông Phan Gia Quí, Nguyên Chánh tòa Tòa kinh tế TAND TP Hồ Chí Minh; 5. Ông Lê Tự, Thẩm phán TANDCC tại Đà Nẵng; 6. Ông Nguyễn Thanh Mận, Phó Giám đốc Học viện Tòa án; 7. Ông Nguyễn Đình Tiến, Phó Chánh tòa Tòa kinh tế TAND TP Hà Nội; 8. Ông Chu Trung Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; 9. Bà Bùi Thị Dung Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Giám đốc Kiểm tra III; 10. Ông Trần Ngọc Thành, Trưởng phòng, Phòng Hành chính – Tổng hợp, Vụ Hợp tác quốc tế; 11. Ông Tạ Đình Tuyên, Thư ký Phó Chánh án. II/ CÁN BỘ, CHUYÊN GIA CỦA IFC 1. Bà Nina Mocheva, Chuyên gia cao cấp về trọng tài và hòa giải; 2. Bà Phạm Liên Anh, Chuyên gia cao cấp về phát triển kinh tế tư nhân; 3. Giáo sư Jane Willems, Chuyên gia về trọng tài và hòa giải của IFC; 4. Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chuyên gia trọng tài và hòa giải của IFC; 5. Bà Phạm Thị Thanh Huyền, Chuyên gia cao cấp về phát triển thị trường tài chính. 5 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................. 9 LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................... 11 Mục đích của Sổ tay ............................................................................... 11 Mục tiêu của Sổ tay ................................................................................ 11 CHƢƠNG I: KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TRỌNG TÀI VÀ HÒA GIẢI .................................................................................... 13 1.1. Khuôn khổ pháp luật trong nƣớc và nguồn luật áp dụng cho trọng tài .................................................................................................... 13 1.2. Xung đột luật và trọng tài quốc tế................................................. 14 1.3. Văn kiện quốc tế .............................................................................. 15 1.3.1. Khuôn khổ pháp luật về thi hành phán quyết theo Công ƣớc New York ...................................................................................... 15 1.3.2. Khuôn khổ pháp luật áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành những phán quyết ngoài CƢNY. .......................... 17 1.4. Khuôn khổ pháp luật trong nƣớc về hòa giải và các quy định khác........................................................................................................... 18 CHƢƠNG II: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................... 19 2.1. Trọng tài và các loại hình khác của phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn.................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: