
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ – CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở TP. ĐÀ NẴNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ – CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở TP. ĐÀ NẴNG TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 9,Moâi Tröôøng &Taøi Nguyeân -2006 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ – CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Thế Tiến (1) Phùng Chí Sỹ (1) , Huỳnh Thị Minh Hằng (2) (1)Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (2) Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Trên cơ sở phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, cùng với kết quả khảo sát diễn biến chất lượng môi trường ở thành phố Đà Nẵng, bài báo đưa ra một số các giải pháp khống chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng. 1. MỞ ĐẦU Đô thị hoá – công nghiệp hoá (ĐTH – CNH ) là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, quá trình ĐTH – CNH luôn đồng nghĩa với quá trình làm biến đổi môi trường tự nhiên, ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực; do vậy việc kiểm soát quá trình ĐTH – CNH luôn là vấn đề thách thức của các nước phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Tại hội nghị “Sáu thành phố lớn trao đổi kinh nghiệm quản lý đô thị” tổ chức tại Hà Nội, trong hai ngày 6 và 7/4/2005, các vấn đề bức xúc về môi trường đô thị và công nghiệp ở Việt Nam đã được báo động. Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có quá trình ĐTH – CNH phát triển mạnh của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội đã đạt được, trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đang phải đương đầu với những vấn đề bức xúc về sự suy giảm chất lượng môi trường sống, do vậy được chọn làm vùng nghiên cứu điển hình. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Đà Nẵng là 1.255,53 km2, trong đó: nội thành 213,00 km2, ngoại thành: 1.042,53 km2 và huyện đảo Hoàng Sa là 305 km2, được chia thành 5 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa) với 47 phường/xã. Là một bộ phận của dãy Trương Sơn, Đà Nẵng có địa hình núi cao và dốc tập trung ở phía Bắc ( đèo Hải Vân với độ cao trung bình trên 700 m) ở phía Tây và Tây Nam ( với nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m); vùng đồng bằng ven biển hẹp, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối ngắn và dốc, các con sông lớn là sông Hàn, sông Cu Đê và sông Phú Lộc. Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 đã xác định sẽ giảm 1.648,77 ha đất sản xuất nông nghiệp để chuyển sang đất chuyên dùng ( 911,63 ha), đất ở (700,80 ha) và đất phi nông nghiệp khác (36,34 ha). Trong nhóm đất chuyên dùng đất sản xuất kinh doanh quy hoạch tăng từ 1.699,23 ha lên đến 5.985,82 ha; đất khu công nghiệp tăng từ 796,77 ha lên đến 2.423,50 ha. Biến động cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng được minh họa trong Bản đồ 1 và Bản đồ 2 phần phụ lục. 2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Ở TP ĐÀ NẴNG Theo thống kê đến năm 2004, thành phố Đà Nẵng có trên 4.277 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó 214 cơ sở (chiếm5%) nằm trong các khu công nghiệp (KCN), số còn lại đều nằm xen kẽ rải rác trong các khu dân cư, tạo nên các vấn đề môi trường phức tạp trong các vùng dân cư . Chất lượng môi trường sống không chỉ bị tác động bởi các chất thải sinh hoạt mà còn bị tác động bởi các chất thải công nghiệp, trong đó có nhiều chất thải nguy hại, có độc tính cao, nhiều loại rất khó bị phân hủy sinh học. Đây là một vấn đề đáng quan tâm cho công tác quản lý môi trường. 2. 1. Chất lượng môi trường tại các KCN: Tại các KCN tập trung hầu hết các cơ sở chưa có đầu tư cho việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn. Điển hình là KCN Hoà Khánh, nơi tập trung chủ yếu các cơ sở sản xuất giấy Trang 75 Science & Technology Development, Enviroment &Resources, Vol..9 - 2006 và cán kéo thép. Tổng lượng nước thải sản xuất của toàn KCN khoảng 4.000 m3/ngày.đêm, phần lớn nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn và được thải thẳng vào các sông, hồ trong khu vực (sông Cổ Cò, bàu Tràm, bàu Mạc) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở gây ô nhiễm trong KCN Hoà Khánh được tổng hợp và minh họa tại Bảng 1 và Hình 1 dưới đây. Bảng 1. Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở sản xuất giấy trong KCN Hoà Khánh Thải Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) TT Tên cơ sở công nghiệp lượng BOD5 COD SS (m3/ng.đ) 1 Cơ sở giấy Thành Công 2 1.011 3,5 1.475 910 2 Cơ sở giấy Thanh Hùng 1.285 15,0 7.238 2.675 3 Công ty Wei Xern Sin 102 270 172 108 4 HTX giấy Đà Nẵng 215 5,7 456 87 5 HTX giấy Đồng Tâm 123 6,0 168 681 6 HTX giấy Hưng Việt 84 11,0 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế quản lý quy hoạch đô thị môi trường đô thị hóa công nghiệp hóa Đà NẵngTài liệu có liên quan:
-
35 trang 360 0 0
-
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 311 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
Báo cáo Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp
31 trang 238 0 0 -
Quản trị công ty gia đình tốt: Kinh nghiệm thành công của những doanh nghiệp lớn
7 trang 222 0 0 -
Bài thuyết trình: Công nghiệp hóa trước đổi mới
25 trang 210 0 0 -
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 202 0 0 -
3 trang 195 0 0
-
Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam (M&A)
7 trang 194 0 0 -
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 189 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
258 trang 188 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 172 0 0 -
TTIỂU LUẬN ' CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC'
43 trang 164 0 0 -
Những khái niệm mở đầu Đô thị học: Phần 1 - Trương Quang Thao
193 trang 161 1 0 -
Thủ Tục Chứng Nhận và Công Bố Thông Tin TWIC
4 trang 157 0 0 -
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 trang 151 0 0 -
131 trang 137 0 0
-
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 132 0 0 -
3 trang 120 0 0
-
Chủ đề 6: Khoa học công nghệ đối với công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
33 trang 120 0 0