Danh mục tài liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 976.92 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An cụ thể các nội dung về những hành vi và mức độ gây hấn của học sinh, nhận thức sai lầm về việc gây hấn, mức độ căng thẳng tâm lí khi đến trường, kĩ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề chưa phù hợp,... Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ AnVJETạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 17-20; 26CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GÂY HẤNCỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ ANTrần Hằng Ly - Trường Đại học VinhNgày nhận bài: 03/05/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018.Abstract: This article presents the results of the survey on factors affecting the aggressive behaviorof students at secondary schools in Nghe An province. The results show that most aggressivebehaviours of secondary schools in the study are at low-average level. Students at high levels ofaggression often have misconception about aggression and have high levels of psychological stressat school as well as their communicative skills and problem solving ability are limited. Also, thesestudents face many difficulties in dealing with friends, parents and teachers.Keywords: Student, secondary school, aggression, aggressive behavior.1. Mở đầuGây hấn là một vấn đề chung của các bạn trẻ đang ởđộ tuổi đến trường và là kết quả tác động tâm lí, giáo dụcvà xã hội mang tính tiêu cực ở cả người gây hấn và nạnnhân. Hành vi gây hấn là những hành động mang tính chấtxâm hại, nhằm làm tổn thương người khác, chính bản thânmình hoặc các vật thể xung quanh một cách có chủ đíchdù có được hay không [1]. Hành vi gây hấn luôn là mộtvấn đề bức thiết, là một vấn nạn của toàn xã hội, đã đượcrất nhiều các nhà tâm lí học, giáo dục học, xã hội học dànhsự quan tâm nghiên cứu. Bài viết trình bày về thực trạngcác yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn ở học sinh (HS)trung học cơ sở (THCS) năm học 2016-2017 ở tỉnh NghệAn. Từ những kết quả nghiên cứu định lượng và định tính,chúng tôi tập trung phân tích mối quan hệ tương quan giữacác yếu tố chủ quan và khách quan đối với hành vi gây hấncủa HS THCS. Các yếu tố chủ quan bao gồm: Cảm xúc,mức độ căng thẳng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyếtvấn đề, nhận thức về hành vi gây hấn; các yếu tố kháchquan bao gồm: mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ, cách ứngxử của cha mẹ khi HS mắc lỗi, game bạo lực.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành bằng bảng hỏi tự thuật(self-report) trên 468 HS THCS ở cả 4 khối lớp 6,7,8,9tại 5 trường THCS (Đặng Thai Mai, Hưng Bình, NghiMỹ, Mường Xén, dân tộc nội trú (DTNT) Kỳ Sơn) đặctrưng cho các vùng miền trên địa bàn tỉnh Nghệ An từtháng 8-12/2017; khách thể khá đồng đều về mặt giớitính, gồm 220 HS nam và 248 HS nữ. Chúng tôi sử dụngphối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phươngpháp nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kêtoán học và sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 23.0 đểxử lí số liệu và sử dụng các thang đo như: bảng hỏi biểuhiện tính gây hấn của Yudofstey (1986) [2], Buss (1992)[3], Orpinas (2001) [4]. Từ đó, xây dựng thang đo vềhành vi gây hấn bao gồm 53 items, miêu tả cụ thể cácbiểu hiện hành vi gây hấn và được chia làm 2 loại là gâyhấn lời nói và gây hấn hành vi với hệ số tin cậy Cronbachα = 0,893 và 0,739. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng“Trắc nghiệm đo điểm tâm lí xã hội của HS” trong côngtrình nghiên cứu của Nguyễn Bá Đạt [5].2.2. Kết quả nghiên cứu2.2.1. Thực trạng hành vi gây hấn của học sinh trung họccơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An (bảng 1)Bảng 1. So sánh các nhân tố hành vi gây hấnĐiểm trungĐộ lệchHành vi gây hấnbình (Mean)chuẩn (Sd)Gây hấn hành vi1,740,51Gây hấn thái độ2,450,50Điểm trung bình1,980,43Chúng tôi tiến hành so sánh cặp đôi T-test để so sánhcác nhân tố biểu hiện của hành vi gây hấn. Các em có xuhướng gây hấn thái độ (M = 2,45) nhiều hơn gây hấnhành vi (M=1,74) và sự khác biệt này là có ý nghĩa thốngkê với p = 0,00 (t = - 24,73). Khi nói đến hành vi gây hấn,người ta sẽ nghĩ ngay đến gây hấn bằng bạo lực, tuynhiên, hình thức này lại không phổ biến bằng hình thứcgây hấn bằng thái độ. Kết quả này cũng là minh chứngcho thấy, gây hấn hành vi hay tên gọi khác là bạo lực, nóchỉ là một phần nhỏ của biểu hiện hành vi gây hấn.Dùng ANOVA để tìm ra sự khác biệt giới tính củagây hấn hành vi và gây hấn thái độ. Chỉ số p đều nhỏ hơn0,05, chứng tỏ có sự khác biệt rõ ràng về giới về mức hộgây hấn hành vi và gây hấn thái độ.Bảng 2. So sánh sự khác biệt về giới của các nhân tốbiểu hiện hành vi gây hấnMức ýNhân tốGiới tính Meannghĩa (p)Gây hấn hành viNam1,910,0017VJETạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 17-20; 26quan này cho thấy, ở một số HS có biểu hiện gây hấn tháiđộ cũng sẽ có xu hướng thực hiện gây hấn hành vi.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của họcsinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ Ana) Các yếu tố chủ quan (xem bảng 3)- Nhận thức sai lầm của HS về gây hấn: Kết quảnghiên cứu chỉ ra rằng, HS có nhận thức sai lầm về gâyhấn ở mức độ trung bình (M = 1,51). Các kiểu nhận thứcsai lầm thường có ở các em là: Sau khi đánh chửi nhauvới ai đó, em không cảm thấy có lỗi (M = 1,60); K ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: