Danh mục tài liệu

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT TÍNH XÚC TÁC CỦA ENZYME

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệt độ Trong phạm vi lý học, tốc độ của phản ứng tăng lên cùng với sự tăng của nhiệt độ. Nhưng khi vượt quá phạm vi nào đó, các phản ứng được enzyme xúc tác bị ảnh hưởng do sự biến tính của phân tử protein-enzyme.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT TÍNH XÚC TÁC CỦA ENZYMECÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT TÍNHXÚCTÁC CỦA ENZYME4.1. Nhiệt độTrong phạm vi lý học, tốc độ của phản ứng tăng lêncùng với sựtăng của nhiệt độ. Nhưng khi vượt quá phạm vi nàođó, các phảnứng được enzyme xúc tác bị ảnh hưởng do sự biếntính của phân tửprotein-enzyme. Kết quả này phụ thuộc vào nhiệt độtối thích củaenzyme, là nhiệt độ mà tại đó tốc độ phản ứngenzyme đạt cực đại.Mỗi enzyme có nhiệt độ tối thích khác nhau. Sự khácnhau nàytùy thuộc vào nguồn gốc của các enzyme, tùy theotừng điều kiệnhoặc từng sự khác nhau về tính nhạy cảm với nhiệtđộ của phân tửprotein-enzyme.Đa số enzyme mất hoạt tính xúc tác ở nhiệt độcao(>80oC), trừpapain, myokinase có thể tồn tại ở 100oC.4.2. Ảnh hưởng của pHMỗi enzyme đều có trị số pH tối thích nào đó đối vớihoạttính của chúng. Ở ngoài phạm vi của trị số này hoạttính của enzymeđều bị giảm thấp.Trị số pH tối thích của một số enzyme như sau:Enzyme pH tối thíchPepsineAmylase(mạch nha)Amylase(nước bọt)TrypsineArginaseCatalasePeroxidase1,5 – 2,54,6 – 5,06,8 – 7,27,8 – 9,59,86,8 – 7,06,0Những nguyên nhân sau đây có thể dẫn tới sự phụthuộc vàopH của enzyme:a) Nếu trong số các nhóm bên tham gia trực tiếptrong sự hoạtđộng của enzyme chứa nhóm có khả năng phân ly.b) pH đã ảnh hưởng tới các nhóm phân ly khác củaproteinenzymevốn có tác dụng trong việc duy trì cấu hình có hoạttính củaenzyme.c) Sự thay đổi pH của môi trường có thể ảnh hưởngtới cácnhóm phân ly của cơ chất hay của coenzyme vốnđược kết hợp vớienzyme.4.3. Ảnh hưởng của chất hoạt hóa và chất kìmhãm enzymeNhững chất nào có khả năng làm tăng hoạt tính xúctác củaenzyme thì được gọi là chất hoạt hóa enzyme. Cácchất đó thường làcác ion kim loại như: K+, Na+, Mg+2, Ca+2, Co+2,Zn+2, Mn+2, …Ví dụ: Mg+2 làm tăng hoạt tính phosphataseCa+2 làm tăng hoạt tính lypase.Sự hoạt động của các enzyme đều có thể bị kìm hãmbởi các tácđộng gây biến tính protein. Người ta phân biệt cáchình thức kìmhãm enzyme và phân biệt các chất kìm hãm enzymenhư sau:a) Chất kìm hãm chung: các chất này kìm hãm hoạttính xúctác của tất cả các enzyme. Các chất này là các muốikim loại nặng,chất tannin.b) Chất kìm hãm riêng: có tác dụng kìm hãm một haymộtnhóm enzyme có cấu tạo gần giống nhau. Ví dụ: cácchất chứa nhóm– CN kìm hãm enzyme hô hấp.4.4. Nồng độ cơ chất và nồng độ enzymeKhi môi trường có đầy đủ cơ chất thì tốc độ phản ứngtỷ lệthuận với lượng enzyme. Khi nồng độ cơ chất thấp,không đủ để lôikéo tất cả lượng enzyme vào phản ứng thì tốc độphản ứng tăng tỷ lệthuận với nồng độ cơ chất. Tốc độ phản ứng đạt tốiđa khi tất cảenzyme đều kết hợp vào cơ chất.