
Cách viết 1 kế hoạch kinh doanh hoàn hảo - Viết kế hoạch kinh doanh cần chuẩn bị những gì?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách viết 1 kế hoạch kinh doanh hoàn hảo - Viết kế hoạch kinh doanh cần chuẩn bị những gì? Cách viết 1 kế hoạch kinh doanh hoàn hảo Viết kế hoạch kinh doanh cần chuẩn bị những gì? Trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp, bạn phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tính khả thi của ý tưởng, và quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày... Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh ? Làm kinh doanh mà không lập Kế hoạch, nghĩa là bạn đang Lập kế hoạch cho sự thất bại. & đó chính là lý do phải lập kế hoạch kinh doanh. Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công. Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm 10 nội dung cơ bản sau: 1. Ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông. 2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)? Mục tiêu phải SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn) 3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Phải xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào... 4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó. Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện. 5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn 1 trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào. 6. Lên kế hoạch marketing: Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ? Chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó ? Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn. Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng) Target (chọn khách hàng mục tiêu) Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing. 7. Lập kế hoạch hoạt động: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ: nhân sự, thiết bị, quy trình,... Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn. 8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh, bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý. 9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh (Vay, vốn VCSH, khác) & Các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Lập dự toán ròng tiền hàng năm. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp thất bại. Do vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này - vấn đề sống còn. Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách viết kế hoạch kinh doanh Bản kế hoạch kinh doanh Thiết lập kế hoạch kinh doanh Chiến lược kinh doanh Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo Ý tưởng kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 404 1 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 352 0 0 -
109 trang 298 0 0
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Thương Mại
28 trang 281 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 236 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 207 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 195 0 0 -
Kinh nghiệm tổ chức Event tung sản phẩm thật ấn tượng
4 trang 187 0 0 -
Giới thiệu 12 triệu email trong bộ tài liệu digital marketing
3 trang 184 0 0 -
Tiểu luận môn Quản trị chiến lược: Công ty Starbucks coffee
105 trang 182 0 0 -
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 179 0 0 -
Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long
94 trang 175 1 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 168 0 0 -
156 trang 157 0 0
-
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 147 0 0 -
Lập kế hoạch và lịch trình công việc hợp lý
9 trang 142 0 0 -
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z: Phần 1
156 trang 123 0 0 -
Engagement – Cách Quảng Cáo Mới
3 trang 122 0 0 -
85 trang 120 0 0