
Cái kết bất ngờ trong truyện ngắn O.Henry
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cái kết bất ngờ trong truyện ngắn O.HenryJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 21-26This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0004CÁI KẾT BẤT NGỜ TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRYLê Thị Thanh TâmSở Giáo dục và Đào tạo Hà NộiTóm tắt. Trong hệ thống kết cấu của một tác phẩm tự sư, cái kết (hay còn gọi là phần mởnút) có một ví trí vô cùng quan trọng. Mọi biến cố, xung đột, mâu thuẫn đến đây đều đượcgiải quyết một cách cụ thể. Một cốt truyện tốt bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyếtmột cách tự nhiên, phù hợp với quy luật cuộc sống và đặc biệt làm nổi bật được nội dung tưtưởng tác phẩm. Tuy nhiên có những cái kết rõ ràng, nhưng cũng có những cái kết bỏ ngỏmà ở đó người đọc tự suy ngẫm và rút ra theo tư duy phán xét của từng cá nhân tiếp nhận,như vậy cái kết còn có chức năng khơi gợi khả năng đồng sáng tạo của độc giả. Từ nhữnggiá trị và ý nghĩa của cái kết, bài viết này khái quát lại một hiện tượng độc đáo trong truyệnngắn O.Henry đó là cách kết thúc truyện bất ngờ.Từ khóa: O.Henry, truyện ngắn, kết thúc bất ngờ.1.Mở đầuNền văn học Mỹ thế kỉ XX đã đưa đến cho văn đàn một tác giả truyện ngắn có bút lực dồidào, có sức lôi cuốn kì diệu, đó chính là O.Henry. Cho đến năm 1920, các tác phẩm của ông đãbán được đến năm triệu bản. Vậy bí quyết nào cho sự thành công đó? Phần chính là tính cách củangười đàn ông mà tiếng nói của người đó được truyền đạt lại trong từng câu chuyện. Một tính cáchtrong một nhân cách khiến người đọc có thể nhận ra khi giao tiếp với tác phẩm của ông. Bởi trongtừng tác phẩm của ông ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Trong một bài nghiên cứu, WilliamSaroyan đã viết, người Mỹ rất yêu quý O.Henry bởi vì: “Ông chẳng là ai cả nhưng cái chẳng là aicủa ông lại chính là tất thảy, ông là cái ai đó của tất cả mọi người” [6;21]. Phải chăng ai cũng nhậnra một phần nào đó của chính bản thân mình, một phản ứng hay khía cạnh tâm lí ở từng nhân vậttrong tác phẩm của O.Henry. Và O.Henry thể hiện chính mình trong từng câu chữ, chứ không phảiông bắt chước hay học theo một công thức có sẵn. Chính sự trải nghiệm trong cuộc sống của ôngquá phong phú nên đã dẫn đến hiện tượng như trên.O.Henry nổi tiếng với những tác phẩm có những tình huống ngẫu nhiên pha trộn chất mỉamai chấm biếm và giọng điệu thương cảm xót xa khi viết về những người lao động bình thường,những con người dưới đáy xã hội. Điểm đặc sắc trong truyện ngắn O.Henry đó chính là một kếtcấu đa dạng và phong phú, cùng những kết thúc bất ngờ, với sự kết hợp tài hoa giữa màu sắc địaphương và giai điệu kịch dân gian với sự hài hước và thông cảm cho những con người bình thườngcủa Chekhov, Maupassant.Ngày nhận bài: 5/11/2015. Ngày nhận đăng: 25/2/2016Liên hệ: Lê Thị Thanh Tâm, e-mail: thanhtam1611ht@gmail.com21Lê Thị Thanh Tâm2.Nội dung nghiên cứuTrong văn học, khái niệm kết cấu được hiểu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động củatác phẩm, là phương tiện khái quát nghệ thuật, là một yếu tố của hình thức tham gia thể hiện chủđề nội dung của tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc biến tác phẩm thành một chỉnh thểnghệ thuật. Như vậy, kết cấu không chỉ sự liên kết bên ngoài mà cả sự liên kết bên trong. Ngoài ra,kết cấu tác phẩm không chỉ tuân theo quy luật thể loại trực thuộc mà còn chịu sự chi phối của mộtsố yếu tố khác như quan điểm mĩ học của các nhà văn qua các thời kì lịch sử khác nhau. Chính vìvậy, hình thức kết cấu của tác phẩm văn học vô cùng phong phú và đa dạng. Điều này được thểhiện hết sức rõ nét trong truyện ngắn O.Henry. Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong cáctruyện của ông, có lẽ nhờ sự trải nghiệm cuộc sống phong phú, cùng tài năng quan sát, sáng tạonghệ thuật tinh túy, ông đã đưa vào truyện ngắn của mình những mảng màu đa dạng của xã hội Mỹđương thời cùng những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm để rồi kết thúc trongbất ngờ làm người đọc thích thú, đó là yếu tố tạo nên dư vị khó phai về truyện ngắn O.Henry.Trước khi đi tìm hiểu những cái kết bất ngờ trong truyện ngắn O.Henry, chúng ta cần làm rõvai trò của cái kết trong tác phẩm tự sự. Cái kết chính là phần kết thúc của tác phẩm đó cũng chínhlà phần mở nút trong hệ thống cốt truyện. Mọi biến cố, xung đột, mâu thuẫn đến đây đa phần đềuđược giải quyết. Tác giả trình bày kết quả của toàn bộ xung đột, một cốt truyện tốt bao giờ phầnkết thúc cũng được giải quyết một cách tự nhiên, phù hợp với quy luật cuộc sống. Trong việc thểhiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, cái kết giữ vị trí vô cùng quan trọng, nó là chìa khóa vàng để độcgiả khắc sâu hơn nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, có những cái kết rõ ràng, nhưng cũngcó những cái kết bỏ ngỏ mà ở đó người đọc tự suy ngẫm và rút ra theo tư duy phán xét của từngcá nhân tiếp nhận, như vậy đến đây cái kết còn có chức năng khơi gợi khả năng đồng sáng tạo củađộc giả.Truyện ngắn O.Henry có những cái kết đặc sắc. Tuy đặc điểm chung là những cái kết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cái kết bất ngờ trong truyện ngắn O.Henry Truyện ngắn O.Henry Lịch sử văn học Hoa Kỳ Văn học phương Tây Lí luận văn họcTài liệu có liên quan:
-
Đặc trưng giới trong thơ nữ Việt Nam từ sau đổi mới
11 trang 130 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2
105 trang 107 1 0 -
163 trang 51 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 trang 48 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 43 0 0 -
6 trang 42 0 0
-
tiếng việt và phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học
206 trang 40 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 1
123 trang 39 0 0 -
Giáo trình lí luận văn học - Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư
223 trang 37 0 0 -
Ngày mười tháng mười hai: Phần 2
150 trang 36 0 0 -
365 trang 35 0 0
-
Sự dung hợp đặc điểm của thơ trữ tình trong truyện cực ngắn đương đại Việt Nam
6 trang 34 0 0 -
154 trang 32 0 0
-
Giáo trình Văn học Anh - Pháp - Mỹ: Phần 1
98 trang 32 0 0 -
13 trang 31 0 0
-
Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) - Đại học Tây Đô
105 trang 29 0 0 -
Những câu chuyện về khu phố nhỏ ven sông: Phần 2
299 trang 29 0 0 -
305 trang 28 0 0
-
Giáo trình Văn học phương Tây 1: Phần 1 - Phùng Hoài Ngọc
50 trang 28 0 0 -
886 trang 27 0 0