
Cao Khỉ U Minh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cao Khỉ U MinhCao Khỉ U Minh Sưu Tầm Cao Khỉ U Minh Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 15-October-2012Tôi ngả lưng vào gốc cột, nằm lim dim. Mùi rượu đế xông lên khiến mắt tôi lờ đờ, hơi thở bắtđầu nóng như sắp nhiễm bịnh cảm cúm. Ông Tư Huỳnh nói to:- Thầy Hai bỏ cuộc rồi sao? Ăn thêm nữa chớ. Rừng U Minh thiếu gì cá.Tôi đáp:- Dạ, ngán quá. Ăn nhiều sanh bịnh.- Thầy nói vậy đâu được. Ăn nhiều để trừ bịnh tật. Xưa nay, kẻ ăn ít thường chết sớm.Ông Tư Huỳnh với tay ra sau lưng đập muỗi, xoè bàn tay lốm đốm máu tươi cho tôi xem rồi tiếplời:- Mỗi ngày mình mất bao nhiêu máu, nếu không ăn nhiều để tẩm bổ thì chết luôn. Hơn nữa,mùa này mà nhịn thì đợi bao giờ mới ăn!Lý luận của ông Tư Huỳnh khiến tôi ngồi dậy, ăn thêm, ăn mãi. Từ phía nhà bếp con gái ôngTư Huỳnh lui cui nướng cá. Chúng tôi đã ăn tuốt năm con cá lóc to, gọi là cá lóc nái, mỗi connướng chín thơm phức, nằm trên miếng lá chuối tươi. Sau khi dùng đũa xẻ một lằn dưới bụngcá, chúng tôi trải con cá ra, gáp chừng ba bốn đũa là quăng bỏ cái xương sống cá, mặc dầutrong xương còn dính khá nhiều thịt. Ông Tư Huỳnh lãnh phần thanh toán bộ ruột, nuốt gan vàmật cá:- Ồ! Cái mật cá đắmng thiệt nhưng vị đắng đó ngọt xớt, trị bịnh yếu mật. Còn cái đầu cá, ngonlắm, thầy Hai ăn đi. Cứ gắp hai cục thịt ở gò má con cá là đủ. Nghe đâu ở Biển Hồ Nam Vang,người ta đem thú gò má ấy phơi khô, nhậu rượu ngon lắm.Chập sau, tôi ngán ngẫm, sợ mang chứng trúng thục. Ông Tư Huỳnh nói:- Chưa hết. Bây giờ mình ăn qua món cá sặc rằn...Mỗi gắp là bốn hoặc năm con cá, mỗi con sặc to bằng bàn tay xoè, tươm mỡ. Ông Tư Huỳnhmời mọc:- Ăn thêm nữa đi.Tôi cầm đũa, chưa gắp miếng cá nào chợt nghe ông nói to với đứa con gái;Trang 1/8 http://motsach.infoCao Khỉ U Minh Sưu Tầm- Nướng thêm một chục con cá nữa. Nghe chưa con!Tôi vội cản ngăn:- Thưa ông, đủ rồi.- Chưa đủ đâu, thầy Hai. Ăn nhiều cho đủ sức lực. Bà con xứ này nhờ ăn cá mà khỏi chết vì bịnhrét rừng. Muỗi cắn sanh bịnh rét. Nhưng nhờ muỗi mà cá được mập mạp. Cá U Minh lớn connhờ ăn muỗi. Tóm lại, vì muỗi mà mình mang bịnh, vì muỗi mà mình có đủ cá để ngừa bịnh...Vừa rồi, ông Tư Huỳnh vừa dạy tôi cách ăn cá sặc rằn nướng,“mỗi con ăn hai đũa.” Ta cứ cầmđũa, giẻ một bên, đưa vào miệng rồi thì trở con cá, giẻ thêm đũ anữa, giẻ xong, cứ quăng cáixương cá... Tôi ngậm ngùi nhìn đống xương cá vun lên khá cao, nếu rỉa cho kỹ, trong đốngxương đó còn dính chừng một ký lô cá.- Mình lãng phí quá, thưa ông.Ông Tư nheo mắt:- Ăn theo kiểu ông bà để lại. Ở sau hè này, còn một cái nền nhà xưa, từ đời nào không ai biết.Tôi đào nền nhà đó, tìm vàng bạc. Biết đâu hồi xưa, Gia Long tẩu quốc đã hạ trại đó rồi bị quânTây Sơn rượt, bỏ quên nhiều món ngọc ngà châu báu. Rốt cuộc tôi gặp từng đống xương cá.Thầy hai hiểu chưa? Hồi xưa, họ ăn như bọn mình từ nãy giờ.Tôi mang tật hiếu cổ nên mừng quýnh:- Vậy hả ông? Lát nữa, nhờ ông dẫn tôi ra nền nhà đó.Ông Tư Huỳnh nói:- Cỏ mọc um tùm như trước sân nhà này, vậy thôi.- Nghĩa là rắn ở đó chớ gì!- Rắn thì không đáng ngại. Chỉ ngại một điều khó nói trong lúc đang ăn...- Thưa ông, chuyện gì quan trọng?Ông Tư ghé miệng sát bên tai tôi, nói thật khẽ:- Mấy cha nội giăng câu, đón củi thường tới cái nền nhà xưa đó mà... phóng uế. Hôi hám lắm.Tôi thất vọng, buột miệng nói một câu sầu thảm:- Uổng quá. Nếu ở xứ khác, có lẽ cái nền nhà xưa đó trở thành nơi quan trọng, được các nhàbác học chiếu cố tới.- Thầy Hai nói thiệt hay nói chơi đó?- Dạ, nói thiệt chớ. Mấy đống xương cá vụn đống là những“sử liệu biết nói.” Nó ghi lại hình ảnhoai hùng của người... di khai hoang. Và biết đâu, nói đánh dấu những nơi của loài người ở rừngU Minh từ ngàn năm về trước. Ở xứ Ðan Mạch, các nhà khảo cổ đã gặp nhiều đống võ sò vỏ ốcTrang 2/8 http://motsach.infoCao Khỉ U Minh Sưu Tầmquến cục với nhau, chôn vùi trên bờ biển. Bên cạnh mớ vỏ sò ốc đó còn nhiều thanh củi, trobếp. Họ phỏng định: xưa kia hồi thời cổ sử, loài người tới đó cư trú... Lại còn nhiều món đồgốm thô sơ nữa. nếu tìm cho kỹ, biết đâu cái nền nhà sau hè này là...Ông Tư Huỳnh cười dòn:- Thầy Hai điên chữ rồi? Thầy muốn nói đó là dấu tích của người Bàn Cổ hả? Ăn cá là kiểu sănbắn, hái trái cây chớ gì?- Dạ, ông nói đúng. Ở xứ sình lầy, phù sa mộ địa, ngưòi Bàn Cổ bắt cá ăn thay thịt nai, thịt chồnvà hái rau rừng ăn thay cho trái cây...Hồi lâu, ông Tư Huỳnh nói:- Dễ lắm. Ở xóm này có Hai Khị là người già nua, hiểu rành chuyện xưa tích cũ, ăn nói có đầucó đuôi. Nếu muốn biết về những Bàn Cổ ở rừng U Minh, thầy Hai nên tới thăm Hai Khị mộtphen. Như vậy chắc ăn hơn là đào cái nền nhà sau hè. Nhưng tôi căn dặn thầy một điều: HaiKhị nói hơi nhiều... Thầy ráng mà nghe một lần. Tôi nghe nhiều lần quá rồi...Tôi nài nỉ ông Tư Huỳnh:- Nhờ ông dẫn tôi tới nhà Hai Khị. Ông Hai Khị chắc già lắm rồi hả? Ông tới đây lập nghiệp từbao giờ?- Thời giờ rảnh rang, tôi sẳn sàng... Hai Khị đã lớn tuổi... Ừ! Cha nội đó rành lắm, ăn nói nghemà mê. Làm nghề săn khỉ! oOo oOoTừ nhà ông Tư Huỳnh đến nhà Hai Khị, chúng tôi bơi xuồng, qua nhiều con rạch quanh cảmơn. Mùa mưa, lá tràm xanh biếc, xa xa có vài gốc cây đước, cây vẹt. Muỗi rừng bay ra khánhiều, tôi chăm chú nhìn lên trời, tìm vơ vẫn...Ông Tư Huỳnh nói:- Muỗi cắn no tròn trên mặt thầy Hai kìa! Kiếm cái gì ở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cao Khỉ U Minh truyện ngắn truyện Sáng khoa học xã hội thơ ca văn học Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 399 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 304 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 275 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 215 0 0 -
91 trang 184 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 174 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 159 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 137 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 136 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 134 0 0 -
6 trang 131 0 0
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 130 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 126 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 125 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 112 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 111 0 0