Danh mục tài liệu

Cấp cứu ngưng tim ngưng thở ở trẻ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 707.39 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: trình bày được cách đánh giá 1 trẻ ngưng tim ngưng thở, phân tích được các bước tiến hành hồi sức cơ bản, phân tích được các bước tiến hành hồi sức nâng cao, biết cách sử dụng 1 số thuốc thường dùng trong hồi sức nâng cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp cứu ngưng tim ngưng thở ở trẻ CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ * Mục tiêu 1. Trình bày được cách đánh giá 1 trẻ ngưng tim ngưng thở. 2. Phân tích được các bước tiến hành hồi sức cơ bản. 3. Phân tích được các bước tiến hành hồi sức nâng cao. 4. Biết cách sử dụng 1 số thuốc thường dùng trong hồi sức nâng cao. * Nội dung 1. Đại cương Ở trẻ em, ngưng thở thường là hậu quả của tình trạng suy hô hấp cấp; ngưng tim thường xảy ra sau ngưng thở. Nếu ngưng thở ngưng tim trên 4 phút não sẽ bị tổn thương, trên 10 phút não sẽ bị tổn thương nặng nề hoặc tử vong. Vì vậy, khi ngưng tim ngưng thở cần nhanh chóng cung cấp oxygen và máu cho não. Có 2 loại hồi sức: - Hồi sức cơ bản: thực hiện tại hiện trường, không có y dụng cụ. - Hồi sức tiến bộ: thực hiện tại cơ sở y tế hoặc trên xe cứu thương với các y dụng cụ và thuốc cấp cứu. Nguyên tắc hồi sức cấp cứu là phải tiếp cận an toàn (SAFE): Tiếp cận an toàn (SAFE) ↓ Cháu có sao không? ↓ Khai thông đường thở ↓ Nhìn, nghe, cảm nhận nhịp thở ↓ Thổi hoặc bóp bóng 2 nhịp hiệu quả ↓ Kiểm tra mạch trung tâm ↓ Bắt đầu cấp cứu ngưng tim ngưng thở ↓ Gọi trung tâm cấp cứu ↓Rung thất Ngừng tâm thuNhịp nhanh thất ← Đo điện tim → Mất mạch, còn điện tim ↓ ↓ Xử trí theo phác đồ Xử trí theo phác đồ Hình 1: Lưu đồ tiếp cận trong hồi sức cấp cứu2. Hồi sức cơ bản2.1. Chẩn đoán ngưng thở ngưng tim tại hiện trường - Hôn mê: lay gọi không tỉnh, kích thích đau không đáp ứng. - Lồng ngực không di động, nghe và cảm nhân không có hơi thở. - Không mạch trung tâm (ở trẻ nhũ nhi: mạch khuỷu, mạch bẹn; ở trẻ lớn:mạch cảnh, mạch bẹn-đùi). - Tím tái, chi lạnh.2.2. Nguyên tắc Tiếp cận an toàn SAFE (S: nhanh chóng gọi người hỗ trợ, giúp đỡ  A: tiếpcận thận trọng (người cấp cứu không được để mình trở thành nạn nhân thức 2)  F:đứa trẻ phải được đưa ra khỏi sự nguy hiểm càng nhanh càng tốt  E: đánh giá vàxử trí bệnh nhi theo trình tự ABC. Các bước tiến hành hồi sức cơ bản:2.2.1. Lay gọi trẻ Đánh giá đáp ứng của trẻ bằng cách đơn giản là hỏi trẻ “Cháu có bị saokhông?” và/hoặc lay nhẹ vai trẻ. Những trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dù quá sợ không trảlời được, vẫn có thể đáp ứng bằng mở mắt hoặc phát âm những tiếng nhỏ nếu trẻcòn tỉnh. Trong trường hợp chấn thương cột sống cổ, người cấp cứu cần cố định cộtsống cổ bằng cách dùng 1 tay giữ nhẹ trên trán, 1 tay lắc nhẹ tay trẻ. Nếu không đáp ứng nghĩa là bệnh nhi hôn mê, nếu nghi ngờ ngưng timngưng thở khi hôn mê thì phải gọi người giúp đỡ.2.2.2. Đường thở Đánh giá sự thông thoáng đường thở bằng cách: nhìn di động của lồng ngựcvà bụng, lắng nghe âm thở và cảm nhận nhịp thở. Cấp cứu viên nghiêng đầu phíatrên mặt của trẻ với tai phía trên mũi-má phía trên miệng trẻ-mắt nhìn dọc theo lồngngực của trẻ trong vòng 10 giây. Tắc nghẽn đường thở có thể là nguyên nhân đầu tiên gây ngừng tim ngừngthở, cho nên khi giải quyết được tốt nguyên nhân này thì trẻ có thể hồi phục lại màkhông cần can thiệp gì thêm. Hình 1: Nhìn, nghe và cảm nhận hơi thở Nếu trẻ khó thở nhưng vẫn tỉnh táo thì phải đưa trẻ đến bệnh viện càngnhanh càng tốt. Bình thường, trẻ tự tìm một tư thế thoải mái, thích hợp để duy trì sựthông thoáng đường thở. Vì vậy không nên ép trẻ phải ở tư thế không thích hợp.Những nỗ lực nhằm cải thiện từng phần và duy trì sự thông thoáng đường thở ởnhững nơi không có sẵn các dụng cụ cấp cứu nâng cao sẽ rất nguy hiểm cho bệnhnhi vì có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Trẻ không thở được có thể do tụt lưỡi về phía sau làm tắc nghẽn hầu họng.Trong trường hợp này cần làm thủ thuật ngửa đầu-nâng cằm để làm thông đườngthở (người cấp cứu viên đặt bàn tay vào trán của trẻ rồi từ từ đẩy ngửa đầu ra phíasau, những ngón tay của bàn tay còn lại để dưới cằm và đẩy ra phía trước). Đối vớitrẻ nhũ nhi, đặt cổ ở tư thế trung gian còn đối với trẻ lớn thì đặt cổ ngửa gần tối đara phía sau (hình 2a, 2b). Tránh gây tổn thương phần mềm và có thể dùng ngón cáiđể giữ cho miệng không ngậm lại khi làm thủ thuật. Trong trường hợp nghi ngờ chấn thương đốt sống cổ thì dùng thủ thuật ấnhàm (dùng 2-3 ngón tay đặt dưới góc hàm 2 bên để đẩy hàm ra phía trước, mô cáivà mô út của lòng bàn tay tựa nhẹ lên trán và thái dương của bệnh nhi nhưng khônglàm ngửa đầu). Nếu cột sống cổ được cố định bằng túi cát, nẹp thì có thể làm thủthuật ngửa đầu-nâng cằm (hình 2c). a. Ngửa vừa phải b. Ngửa tối đa (trẻ lớn) c. Nâng hàm Hình 2: Thủ thuật ngửa đầu – nâng cằm2.2.3. Quan sát di động lồng ngực và nghe để cảm nhận hơi thở Nếu đã áp dụng các biện pháp mở thông đường thở mà trẻ vẫn không thở lại(lồng ngực không di động, không nghe và cảm nhận được hơi thở) trong vòng 10giây thì nên bắt đầu thổi ngạt. Cấp cứu viên phải phân biệt được nhịp thở có hiệu quả hay không hiệu quả,thở ngáp cá hoặc tắc nghẽn đường thở.2.2.3.1. Chỉ dẫn chung vể thổi ngạt Cần thổi ngạt 5 lần để đạt được 2 nhịp thở có hiệu quả. Trong ...