Điêu khắc đình làng Việt Nam là một di sản nghệ thuật bất hủ cùng với thành tựu đáng tự hào về kiến trúc của tổ tiên ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chạm lộng - di sản điêu khắc truyền thống
Chạm lộng - di sản điêu khắc
truyền thống
Điêu khắc đình làng Việt Nam là một di sản
nghệ thuật bất hủ cùng với thành tựu đáng tự hào
về kiến trúc của tổ tiên ta.
Trong suốt 4 thế kỷ (16 - 19) ngôi đình là
sản phẩm thuần khiết gắn với văn hoá làng, hội tụ
biểu tượng cao độ về đời sống vật chất và tinh thần
của làng. Giá trị bất hủ của nó nằm ở thành tựu Mời rượu - Chạm gỗ
kiến trúc và điêu khắc Việt Nam, ở đó đã kế thừa (Đình làng Tây Đằng - Hà Tây)
và phát triển cao, độc đáo nghệ thuật điêu khắc
truyền thống.
Theo các nhà nghiên cứu, đình làng có thể ra đời từ trong lòng xã hội Lê sơ,
song hình mẫu hoàn chỉnh đạt giá trị kiến trúc nghệ thuật và còn để lại đến nay từ sớm
nhất là thời Mạc mà nổi bật là đình Tây Đằng (Hà Tây), đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang).
Khoảng chuyển của 2 thế kỷ 15 - 17 có đình Phù Lưu (Bắc Ninh) và nở rộ đạt tới đỉnh
cao ở cuối thế kỷ 17, tiêu biểu với các đình: Phù Lão, Thổ Hà (Bắc Giang); Diềm (Bắc
Ninh); Chu Quyến, Vân Đình (Hà Tây); Thổ Tang, Ngọc Canh (Vĩnh Phúc); Xốm (Phú
Thọ); Hương Lộc (Nam Định); Chẩy (Hà Nam); Trà Cổ (Quảng Ninh); Kiền Bái (Hải
Phòng)... Sang thế kỷ 18 - 19 đình làng xây dựng thưa thớt hơn, song cũng có đình được
xây mới ở Thạch Lỗi (Hải Dương), Hồi Quan, Đình Bảng (Bắc Ninh); Hoành Sơn,
Trung Cần (Nghệ An)...
Những ngôi đình này, tuỳ theo từng thời đại mà mức độ chạm khắc có khác
nhau kỹ thuật khi chạm nông, lúc chạm nổi, kênh, bong, lộng... nhưng tất cả đều thể
hiện tài nghệ của các nghệ nhân xưa vừa giỏi kiến trúc vừa tài hoa chạm khắc.
Tính uyển nhã và mộc mạc gần gũi chính là lý do để ngôi đình gắn bó với tâm
hồn người Việt. Các phù điêu và chạm khắc trang trí đình làng là biểu tượng độc nhất
vô nhị về truyền thống nghệ thuật của ông cha ta.
Một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật đình làng không thể thấy ở kiến trúc cổ nào
của Việt Nam là sự sắp xếp các phù điêu gắn vào khung gỗ chịu lực phía trên của đình.
Phía trên các vì kèo và các xà ngang là nơi điêu khắc đình làng ngự trị. Nó gắn kết các
cấu kiện gỗ ngang, dọc và chéo theo mái, lấp đầy các khoảng trống giữa các cấu kiện.
Sự kết hợp tôn trọng và bổ sung cho kết cấu kiến trúc gỗ là đặc điểm thứ nhất của điêu
khắc đình làng. Thứ hai là các bức phù điêu được chạm khắc một cách mạnh, đơn giản
với quan niệm không gian thoải mái khác hẳn so với điêu khắc nơi chùa chiền hay cung
điện.
Điêu khắc đình làng là sự tập trung và phát huy tột bậc các kỹ thuật chạm khắc
gỗ Việt Nam, trong đó chạm lộng là cách chạm khắc biểu cảm nhất có hiệu quả không
gian và hiệu quả khối cao nhất. Đó gần như những pho tượng tròn, lồi hẳn ra, chồng
chéo nhiều tầng lớp làm mất cảm giác về nền vốn có của phù điêu. Cả thân gỗ được đục
khoét tạo các khoảng trống được luồn lách trong khối tượng. Điêu khắc và trang trí
chạm lộng thường để mộc và hiện diện cuốn hút mới lạ nhất của nghệ thuật đình làng.
Chạm lộng có sự kế thừa và phát triển, là đỉnh cao của điêu khắc đình làng. Nhờ
những sáng tạo của các nghệ nhân cừ khôi, chạm lộng đã tiến một bước tiến tạo nên sự
độc đáo. Những biến hoá giàu ngôn ngữ điêu khắc đã làm cho chạm lộng tăng hiệu quả
cảm thụ cởi mở, thông thoáng, đa chiều, tạo tương phản không gian sáng - tối, vừa giữ
được bố cục thẩm mỹ, tính vững chắc về kết cấu, vừa tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Chạm lộng là hình thức nghệ thuật mang tính kế thừa nghệ thuật điêu khắc
truyền thống, sự phát triển ngày càng nhiều đình làng với quy mô ngày càng lớn đã
đánh thức tiềm năng sáng tạo của những nghệ nhân dân gian trong việc đào luyện thể
hiện tác phẩm tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ mới, cảm thụ cao hơn trong không gian
kiến trúc trang trí. Bởi vậy, điêu khắc chạm lộng chính là sự sáng tạo trong quá trình lao
động nghệ thuật cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đương thời.
Chạm lộng nở rộ và phát triển khi đề tài được khai mở rộng rãi, giàu chất nhân
văn, mang tính cộng đồng và dân chủ, ít màu sắc tôn giáo không chịu gò bó của qui
phạm lễ nghi. Các phù điêu được đẩy lên cao dành không gian cho sinh hoạt, ánh sáng
tự nhiên hắt mạnh từ nhiều phía. Từ những mảng chạm nông chuyển dần sang chạm
bong, kênh với kỹ thuật chạm sâu vào bên trong khối gỗ, tạo thành nhiều lớp không
gian mà dường như không còn khái niệm về nền. Đó là bước tiến ngoạn mục của chạm
khắc truyền thống với những ưu thế: tạo chiều sâu không gian, hiệu quả tương phản
sáng tối, có thể đục một, hai tầng tạo nên sự uyển chuyển sinh động, cảm giác nhẹ
nhàng thanh thoát mà không ảnh hưởng đến kết cấu công trình...
Lật dở lại lịch sử, những mảng chạm đình làng thế kỷ 17 đã vượt ra khỏi những
quan niệm về khối nổi trên phù điêu. Kỹ thuật chạm lộng khoét sâu trong lòng thân gỗ,
mảng chạm không còn cảm giác về nền mà uyển chuyển trong mối quan hệ sinh động
về đời sống về sinh hoạt mang đậm phong vị dân gian và giàu tính lãng mạn.
Thủ pháp không gian, thời gian đồng hiện tron ...
Chạm lộng - di sản điêu khắc truyền thống
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 197.06 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa nghệ thuật điêu khắc hội họa Chạm lộng di sản điêu khắc truyền thốngTài liệu có liên quan:
-
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 235 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 211 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 190 4 0 -
3 trang 162 0 0
-
14 trang 127 0 0
-
3 trang 120 0 0
-
3 trang 118 0 0
-
5 trang 116 0 0
-
1 trang 111 0 0
-
Thiết kế trình bày báo - 10 thủ thuật thiết kế báo in
5 trang 103 0 0