Danh mục tài liệu

Chỉ số phức tạp về cấu trúc đối với rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 501.00 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số loài cây gỗ bắt gặp lớn nhất ở rừng chưa ổn định (27 loài), thấp nhất ở rừng ổn định (22 loài). Chỉ số giàu có về loài cây gỗ lớn nhất ở rừng chưa ổn định (d = 5,28), thấp nhất ở rừng ổn định (4,66). Chỉ số đồng đều gia tăng dần từ rừng thứ sinh (0,80) đến rừng chưa ổn định (0,83) và rừng ổn định (0,86). Chỉ số đa dạng H’ nhận giá trị cao nhất ở rừng chưa ổn định (2,71), thấp nhất ở rừng thứ sinh (2,57). Chỉ số đa dạng β – Whittaker nhận giá trị cao nhất ở rừng chưa ổn định (β = 3,82), thấp nhất ở rừng thứ sinh (β = 3,69). Chỉ số phức tạp về cấu trúc (CI) gia tăng dần từ rừng thứ sinh (136 ± 13,9) đến rừng chưa ổn định (202 ± 14,6) và rừng ổn định (244 ± 59,2).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ số phức tạp về cấu trúc đối với rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai Tạp chí KHLN 4/2016 (4646 - 4654) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn CHỈ SỐ PHỨC TẠP VỀ CẤU TRÚC ĐỐI VỚI RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI Ở KHU VỰC MÃ ĐÀ TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Văn Thêm1, Nguyễn Tuấn Bình2 1 Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Lâm nghiệp - Cơ sở II TÓM TẮT Từ khóa: Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, rừng thứ sinh, đa dạng loài cây gỗ Số liệu thu thập về đa dạng loài cây gỗ và chỉ số phức tạp về cấu trúc bao gồm 115 ô mẫu điển hình với kích thước 0,2ha; trong đó 49 ô mẫu ở rừng thứ sinh, 51 ô mẫu ở rừng chưa ổn định và 15 ô mẫu ở rừng ổn định. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số loài cây gỗ bắt gặp lớn nhất ở rừng chưa ổn định (27 loài), thấp nhất ở rừng ổn định (22 loài). Chỉ số giàu có về loài cây gỗ lớn nhất ở rừng chưa ổn định (d = 5,28), thấp nhất ở rừng ổn định (4,66). Chỉ số đồng đều gia tăng dần từ rừng thứ sinh (0,80) đến rừng chưa ổn định (0,83) và rừng ổn định (0,86). Chỉ số đa dạng H’ nhận giá trị cao nhất ở rừng chưa ổn định (2,71), thấp nhất ở rừng thứ sinh (2,57). Chỉ số đa dạng β - Whittaker nhận giá trị cao nhất ở rừng chưa ổn định (β = 3,82), thấp nhất ở rừng thứ sinh (β = 3,69). Chỉ số phức tạp về cấu trúc (CI) gia tăng dần từ rừng thứ sinh (136 ± 13,9) đến rừng chưa ổn định (202 ± 14,6) và rừng ổn định (244 ± 59,2). Bốn cấp phức tạp về cấu trúc quần thụ đã được ước lượng bằng hàm lập nhóm tuyến tính Fisher dựa theo số loài, mật độ và tiết diện ngang quần thụ. Structural complexity index for tropical moist evergreen close forest in Ma Da zone of Dong Nai province Keywords: Tropical moist evergreen close forest, secondary forest, unstable forest, tree species diversity 4646 In this study, tree species diversity and the stand structure complexity was studied based on 115 sample plots with size 0.2ha; in that 49 in secondary forests, 51 in the unstable forest and 15 in the stable forest. Research results have shown that, species of trees in unstable forest are biggest (27 species), the lowest in a stable forest (22 species). Richness index of tree species in unstable forest is biggest (d = 5.28), lowest in the stable forest (4.66). The Evenness index increased evenly slowly from secondary forests (0.80) to the unstable forest (0.83) and stable forest (0.86). Diversity index H’ received the highest value in the unstable forest (2.71), lowest in secondary forest (2.57). Whittaker’s Β diversity index in the unstable forest is biggest (β = 3.82), lowest in the secondary forest (β = 3.69). Stand structural complexity index (CI) increased gradually from a secondary forest (136 ± 13.9) to the unstable forest (202 ± 14.6) and stable forest (244 ± 59.2). Four levels of stand structural complexity can be estimated using the Fisher’s linear group functions with three variables: number of species, stand density and base area. Nguyễn Văn Thêm et al., 2016(4) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkx) ở khu vực Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có về các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Nguồn tài nguyên đó có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và bảo vệ môi trường. Trước đây một số tác giả (Lê Văn Mính, 1986; Nguyễn Văn Thêm, 1992) đã nghiên cứu về đặc tính của các quần xã thực vật (QXTV) với ưu thế họ Sao Dầu trong kiểu Rkx ở khu vực Mã Đà. Tuy vậy, quản lý rừng và những phương thức lâm sinh không chỉ cần đến những thông tin về thành phần loài cây gỗ và tình trạng tái sinh rừng, mà còn cả đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc rừng (Baur, 1962; Thái Văn Trừng, 1999). Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu đa dạng loài cây gỗ và tính phức tạp về cấu trúc đối với rừng thứ sinh, rừng chưa ổn định và rừng ổn định thuộc kiểu Rkx ở khu vực Mã Đà của tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu là so sánh tính phức tạp về cấu trúc giữa rừng thứ sinh, rừng chưa ổn định và rừng ổn định thuộc kiểu Rkx. Kết quả của nghiên cứu này không chỉ cung cấp những thông tin để phân tích so sánh cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của kiểu Rkx ở những khu vực khác nhau, mà còn là cơ sở khoa học cho quản lý rừng và phương thức lâm sinh. II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vị trí nghiên cứu được đặt tại Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai. Tọa độ địa lý: 11o08’55” - 11o51’30” vĩ độ Bắc, 106o90’73” - 107o23’74” kinh độ Đông. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Hàng năm khí hậu phân chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, còn mùa khô từ tháng từ 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 22,0oC. Lượng mưa trung bình năm là 2.100mm. Độ ẩm không khí trung bình 80%. Địa hình đồi thấp với độ cao Tạp chí KHLN 2016 từ 80 - 120m so với mặt biển. Đất có hai loại là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét và đất đỏ nâu phát triển trên đá bazan. Đối tượng nghiên cứu là rừng thứ sinh, rừng chưa ổn định và rừng ổn định thuộc Rkx. Trong sinh thái học rừng, tính phức tạp về cấu trúc quần thụ có thể được biểu thị bằng các chỉ số đa dạng loài cây gỗ (Magurran, 2004) và chỉ số phức tạp về cấu trúc (Neumann và Starlinger, 2001). Đa dạng loài cây gỗ được đánh giá thông qua số loài cây gỗ, chỉ số giàu có về loài cây gỗ, chỉ số đồng đều về phân bố độ phong phú của các loài cây gỗ và chỉ số đa dạng loài cây gỗ. Các chỉ số phức tạp về cấu trúc (CI) biểu thị ảnh hưởng của hai hoặc nhiều đặc tính của rừng. Các đặc tính của rừng được chọn là những đặc tính có ý nghĩa và dễ đo đạc. Các chỉ số CI có thể được biểu diễn ở những dạng khác nhau như tổng số điểm của các đặc tính, tổng số điểm trung bình của các nhóm đặc tính và tích số giữa các đặc tính của rừng. Holdridge (1967; dẫn theo Cintrón et al., 1984) đã xây dựng chỉ số phức tạp về cấu trúc ở dạng tích số giữa số loài (S), mật độ (N, cây), chiều cao (H, m) và tiết diện ngang (G, m2) của quần thụ trên ô mẫu. Để đánh ...