Danh mục

Chỉ thị số 08/CT-TTg năm 2024

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 65.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ thị số 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới; Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chỉ thị số 08/CT-TTg năm 2024 THỦ TƯỚNG CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHỦ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 08/CT-TTg Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2024 CHỈ THỊ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN DIỆN, NHANH VÀ BỀN VỮNG THỜI GIAN TỚIThực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển dulịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đónggóp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia. Sau giai đoạnbị đình trệ do chịu tác động bởi dịch COVID-19, đến nay, Du lịch Việt Nam đã từng bước khôiphục trở lại, đặc biệt là hoạt động du lịch nội địa, đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể: (i) Nhậnthức của toàn xã hội về tác động lan tỏa của ngành du lịch có chuyển biến tích cực; các chươngtrình, sự kiện du lịch diễn ra sôi động tại các địa phương; (ii) Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyếtliệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm chính trị của nhiều địa phương, sự nỗ lực củacác doanh nghiệp du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi. Lượng khách du lịch quốc tế vànội địa năm 2023 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; (iii) Các vấn đề tạo thuận lợi cho khách du lịchquốc tế như thủ tục xuất nhập cảnh, thị thực điện tử, thời hạn của thị thực miễn đơn phương... đã cónhững chuyển biến mạnh mẽ; (iv) Sản phẩm du lịch được làm mới, tăng sức hấp dẫn và khả năngcạnh tranh. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầngphục vụ du lịch được cải thiện, nâng cấp; (v) Năm 2023, Việt Nam tiếp tục đạt nhiều Giải thưởngdu lịch thế giới, như: lần thứ 5 được bình chọn là Điểm đến hàng đầu châu Á, lần thứ 4 được bìnhchọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới, lần thứ 2 liên tiếp được bình chọn Điểm đến thiên nhiênhàng đầu châu Á.Bên cạnh kết quả đạt được, Du lịch Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải nỗ lực khắcphục, như: (i) Cơ chế, chính sách, pháp luật cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp vớibối cảnh mới, trong quản lý, vận hành các khu, điểm du lịch; (ii) Lượng khách du lịch quốc tế đếntrong năm 2023 mới chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2019; chi tiêu cho mua sắm, dịch vụ vui chơigiải trí, dịch vụ du lịch khác còn thấp; (iii) Liên kết phát triển du lịch giữa các Bộ, ngành, địaphương, nhất là về quản lý, quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm, nhân lực chưa thường xuyên,chặt chẽ và đồng bộ. Vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”, chưa hình thành mối quan hệ đối tác,hợp tác chiến lược cùng phát triển, cùng đi lên, “các bên cùng thắng”; chưa thực sự tạo được chuỗidịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế, chưa có các chiến dịch kích cầu du lịch tầm cỡ quốc gia. Hợptác công - tư còn hạn chế. Vai trò của doanh nghiệp, hội nghề nghiệp chưa được phát huy đúngmức; (iv) Chưa có nhiều sản phẩm du lịch đặc thù mang thương hiệu Việt Nam. Chưa tổ chức đượcnhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc tế, có tính chuyên nghiệp cao, định kỳ,thường xuyên hơn để thực sự trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam...; (v) Giá dịchvụ du lịch chưa ổn định, nhất là trong mùa cao điểm, khiến doanh nghiệp du lịch bị động trong việcxây dựng và cung cấp sản phẩm cho khách; đồng thời, việc tăng giá dịch vụ chưa tỷ lệ thuận với giatăng chất lượng dịch vụ; (vi) Công tác nghiên cứu, dự báo, định hướng phát triển thị trường chưa rõnét, đồng bộ, sát thực tiễn, chưa dựa trên số liệu cập nhật và xu hướng thị trường. Chuyển đổi sốtrong du lịch ở cả cấp Trung ương và địa phương chưa mạnh mẽ, đồng bộ; (vii) Công tác xúc tiến,quảng bá du lịch chậm đổi mới, thiếu tính tổng thể và tầm nhìn dài hạn. Việc huy động và bố trínguồn lực cho công tác xúc tiến du lịch còn hạn chế, phân tán, dàn trải; (viii) Công tác quản lý điểmđến du lịch chưa chặt chẽ, hiệu quả. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn bất cập; nạn chèokéo, ép giá, kinh doanh du lịch trái phép, quảng cáo sai sự thật... còn xảy ra, gây mất an ninh trật tựvà ảnh hưởng đến hình ảnh của Du lịch Việt Nam.Ngoài ra, Du lịch Việt Nam vẫn đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức, đó là: (i) Xuhướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứtư; (ii) Nhu cầu du lịch thế giới đang thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sởgiá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, nguyênvẹn), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi); (iii) Tác động bất lợi từ những bấtổn chính trị, xung đột, thiên tai, kinh tế tăng trưởng chậm tại các thị trường truyền thống; (iv) Cạnhtranh trong khu vực, quốc tế ngày càng gay gắt; (v) Biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoanvà triều cường tác động ngày một lớn tới hoạt động du lịch...; đòi hỏi ngành du lịch và cộng đồngdoanh nghiệp phải thực sự đổi mới tư duy, cách tiếp cận và cách làm.Định hướng phát triển xuyên suốt của Du lịch Việt Nam đã được nêu rõ trong Nghị quyết số82/NQ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ là “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyênnghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh, sáng, xanh, sạchđẹp, an toàn - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địaphương và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cần nghiêm túc thực hiệnNghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đểthúc đẩy phát triển Du lịch Việt Nam một cách toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm“Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quảbền vững”, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: