Danh mục tài liệu

Chiêm Thành (Champa) -11

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.23 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiêm Thành (Champa) -11 Triều vương thứ chín (1074-1139) : tranh chấp với Đại ViệtTại Panduranga, một hoàng thân xuất thân từ Panduranga tên Thăn (còn gọi là Yan Visnumurti, Madhavamurti hay Devatamurti, tiếng Việt là Thân), cùng em là hoàng tử Pãn (tên Việt là Phan), đã lần lượt chinh phục các tiểu vương sứ quân, thống nhất lại đất nước. Năm 1074, Thăn được quần thần tôn lên làm vua, hiệu Harivarman IV, mở đầu triều vương thứ chín.Thăn là tên một hoàng tộc thuộc bộ tộc Cau mà dân chúng Panduranga cho là dòng vương tôn chân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiêm Thành (Champa) -11 Chiêm Thành (Champa) -11 Triều vương thứ chín (1074-1139) : tranh chấp với Đại ViệtTại Panduranga, một hoàng thân xuất thân từ Panduranga tên Thăn (còn gọi là YanVisnumurti, Madhavamurti hay Devatamurti, tiếng Việt là Thân), cùng em làhoàng tử Pãn (tên Việt là Phan), đã lần lượt chinh phục các tiểu vương sứ quân,thống nhất lại đất nước. Năm 1074, Thăn được quần thần tôn lên làm vua, hiệuHarivarman IV, mở đầu triều vương thứ chín.Thăn là tên một hoàng tộc thuộc bộ tộc Cau mà dân chúng Panduranga cho làdòng vương tôn chân truyền của vương quốc Champa. Chính vì thế HarivarmanIV rất tự hào về nguồn gốc xuất thân của mình, vì luôn tự nhận là sự kết hợp củahai bộ tộc lớn nhất của Chiêm Thành : cha là Pralaysvara Dharmaraja, dòngNarikelavansa thuộc đẳng cấp Ksatriya, bộ tộc Dừa ở Amaravati ; mẹ thuộc dòngKramukavansa, đẳng cấp Brahman, bộ tộc Cau ở Panduranga. Sở dĩ có sự giảithích dài dòng về nguồn gốc xuất thân này - nhất là nguồn gốc xuất thân của mẹ,dòng Brahman chính thống - vì Harivarman IV biết chắc rằng trong các sứ quânkhông ai hội đủ điều kiện về nguồn gốc xuất thân để có thể được tôn lên làm vuatrên toàn cõi Chiêm Thành.Việc làm đầu tiên của Harivarman IV là phục hồi lại các đền đài đã bị tàn phá bởiquân Đại Việt và cuộc nội chiến. Khôn g đầy một năm sau, Chiêm Thành trở nênhùng mạnh trở lại. Harivarman IV mang quân sang đánh Đại Việt, giành lại phầnlãnh thổ mà Rudravarman III đã nhượng trước đó.Năm 1075, viện cớ phục hồi ngôi vua cho con cháu Rudravarman III (Chế Củ),nhà Lý sai Lý Thường Kiệt mang quân chiếm lại ba châu vừa bị mất. Tr ước sựchống trả mãnh liệt của quân Chiêm, Lý Thường Kiệt phải lui binh nh ưng chongười vẽ lại địa thế rồi đưa một số nông dân gan dạ (thật ra là những binh lính tráhình) vào định cư. Hay tin quân Lý bị Chiêm Thành đánh bại, vua Tống sai VươngAn Thạch mang 10.000 quân tiến qua biên giới tấn công Đại Việt. Lý ThườngKiệt lui về bảo vệ lãnh thổ phía bắc. Ba châu vừa chiếm lại lọt vào tay ChiêmThành.Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì kết hợp với Chiêm Thành và Angkor, mang7.000 quân tiến công Đại Việt nhưng bị Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh bại.Thừa thắng, Lý Thường Kiệt tiến xuống chiếm đóng đế đô Phật Thành,Harivarman IV phải cùng con cái và một số thân tín chạy lên núi trốn ; tại đây pháiđoàn được các sắc dân Thượng che chỡ.Quân Lý chỉ chịu rút khỏi Phật Thành khi Harivarman IV tuyên bố chấp nhận triềucống nhà Lý trở lại. Hay tin này, hoàng thân Sri Nandanavarmadeva (ngườiKhmer) - mang quân vào miên Nam Chiêm Thành theo lời mời của Quách Quì đểchống lại nhà Lý - chiếm luôn Panduranga. Vua Harivarman IV phải yêu cầu nhàLý giúp đỡ. Lúc này mặc dù đã tuổi già sức yếu, Lý Thường Kiệt vẫn phải thânchinh đi đánh dẹp. Quân Khmer thua to bỏ chạy về nước, Harivarman IV truy đuổivà tiêu diệt hết tại Somesvara (Biên Hòa ngày nay). Nhà vua sai em là hoàng t ửPãên (tiếng Việt là Phan) chiếm thành Sambhupura (Sambor) trên sông Mékong,bắt được nhiều tù binh cùng vàng bạc và của cải mang về nước.Dẹp xong loạn phương Nam, Harivarman IV tập trung phục hồi đất n ước. Mặc dùvẫn duy trì triều đình tại Vijaya, nhà vua sửa sang lại các nơi thờ phượng khác trêntoàn quốc và cho xây dựng lại các thánh địa tôn giáo tại Indrapura (Đồng Dương)và Sinhapura (Mỹ Sơn). Hoàng tử Pãn đích thân đôn đốc việc trùng tu các đền thờtại Sinhapura (Mỹ Sơn). Dưới triều vua Harivarman IV, Chiêm Thành trù phú trởlại, đền đài cung điện tìm lại những nét huy hòang tráng lệ ngày xưa.Năm 1080, Harivarman IV nhường ngôi cho con là thái tử Văk Pulyan Rajadvara,9 tuổi. Tân vương lên ngôi năm 1081, hiệu Jaya Indravarman II (Chế Ma Na). Chúlà hoàng tử Pãn thế quyền giám quốc. Nh ưng không biết vì nguyên do nào mà cảtriều thần và thái tử Văk đồng tôn Pãn lên làm vua, hiệu Sri Paramabodhisatva (Si-bà Ra-ma Bồ-đề Sát-bà). Paramabodhisatva giao hảo tốt với Đại Việt, mục đíchchính của nhà vua là duy trì s ự thống nhất của Chiêm Thành, vì lúc đó một tiểuvương Panduranga tên Rudravarman ly khai, không công nhận vương quyềnphương Bắc. Thật ra sự ly khai này đã xảy ra từ 16 năm trước, nhưng triều đìnhVijaya vì bận lo giải quyết những vấn đề khác cấp bách hơn nên chưa ra tay. Tiểuvương Rudravarman bị đánh bại, Panduranga bị dưới quyền cai trị trực tiếp củaPhật Thành (Vijaya).Năm 1086, nội bộ Chiêm Thành xảy ra nội chiến. Thái tử Văk (Jaya IndravarmanII) được triều đình thúc đẩy muốn cầm quyền trở lại. Ước muốn này gặp sự phảnđối của vua Paramabodhisatva (hoàng tử Pãn) - người muốn đưa trưởng nam củamình là hoàng tử Pulyan Sri Yavaraja lên ngôi - đã tìm mọi cách loại trừ thế lựccủa thái tử Văk nhưng không được. Cuối cùng Paramabodhisatva mất tích, phe củaông bị phe của thái tử Văk giết hết. Jaya Indravarman II lên ngôi và tiếp tục triềucống Đại Việt. Năm 1092, Jaya Indravarman II nhờ nhà Tống giúp đòi lại vùng đấ ...