
Chiến lược “Trung Quốc + 1” (China-plus-one strategy) và lợi thế của nền kinh tế Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược “Trung Quốc + 1” (China-plus-one strategy) và lợi thế của nền kinh tế Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA06.CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC + 1”(CHINA-PLUS-ONE STRATEGY)VÀ LỢI THẾ CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thảo Quỳnh* Tóm tắt Chiến lược “Trung Quốc + 1” (China-plus-one Strategy) gần đây đang trở thành xu hướngvà mối quan tâm của các công ty đa quốc gia nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốcvà tối thiểu hóa rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng. Việt Nam đã và đang trở thành điểm đếnhàng đầu của chiến lược này với những lợi thế về nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, lợi thế vềmôi trường chính trị và pháp luật ổn định cũng như vị trí địa lý chiến lược. Bài viết sử dụngphương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm phân tích lý do các công ty đa quốc gia áp dụng Chiếnlược “Trung Quốc + 1”, các lợi thế của Việt Nam trong việc trở thành địa điểm dịch chuyểnsản xuất thay cho Trung Quốc và đề xuất khuyến nghị nhằm tận dụng các lợi thế này để thúcđẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Từ khóa: Chiến lược Trung Quốc + 1, chuỗi cung ứng toàn cầu, kinh tế Việt Nam, toàncầu hóa1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã và đang tiếp tục nỗ lực nhằm phục hồi nền kinhtế, tuy nhiên, tốc độ phục hồi có sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực. Theo Báo cáo củaNgân hàng Thế giới, dự báo về tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2,4%, đánh dấu chuỗiba năm liên tiếp kinh tế toàn cầu giảm tốc do hiệu ứng tiếp diễn của hàng loạt chính sách thắtchặt tiền tệ, hạn chế tín dụng và tình trạng yếu kém của thương mại và đầu tư (World Bank,2024). Triển vọng ngắn hạn đang có sự phân hóa, với sự tăng trưởng nhạt nhòa trong các nềnkinh tế lớn kèm theo điều kiện cải thiện ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển với cơbản vững chắc dù rằng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ do nợ cao và chi phí tài chính cao. Nền* Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh106 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚIkinh tế lớn thứ hai thế giới (Trung Quốc), sau nhiều thập kỷ nỗ lực xây dựng môi trường kinhdoanh lành mạnh thu hút nhà đầu tư, giờ đây cũng dần mất đi các lợi thế về lao động giá rẻ vàdồi dào, chính sách ưu đãi về thuế… Đặc biệt, trong và sau thời kỳ đại dịch Covid-19, Chínhsách “Zero-Covid” kéo dài của quốc gia này khiến các doanh nghiệp và các nhà đầu tư gặpnhiều khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính điều này tạo nên làn sóng dịch chuyển cơ sở sản xuất của các công ty đa quốc giatừ các tỉnh duyên hải Trung Quốc về sâu trong nội địa hoặc các quốc gia lân cận khác (như:Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia…) nhằm cắt giảm chi phí sản xuất và đa dạng hóa rủi ro. Chiếnlược “Trung Quốc + 1” (China-Plus-One Strategy) đã và đang được xem như là một côngcụ để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các hoạt động của chuỗi cung ứng toàncầu. Chiến lược này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, hơn cả là thuận lợitrong thúc đẩy tiềm năng thu hút dòng vốn FDI, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tạo độnglực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu dệt may lớn thứtư trên thế giới và sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng đầu tư nước ngoài vàolĩnh vực dệt may. Năm 2020, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 35 tỷ USD, tăng 2,6%so với năm trước, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nhiều công ty sản xuất thiếtbị điện và linh kiện điện tử cũng đã và đang có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất sang ViệtNam. Foxconn đã công bố kế hoạch bắt đầu sản xuất các sản phẩm của Apple tại Việt Nam;Samsung Electronics hiện là một trong những tập đoàn đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm phân tích ý nghĩa vàảnh hưởng của Chiến lược “Trung Quốc + 1”, đồng thời chỉ ra thực trạng nền kinh tế Việt Namtrong thời gian vừa qua đã và đang chịu những tác động gì từ Chiến lược “Trung Quốc + 1”của các tập đoàn đa quốc gia, từ đó đề xuất các giải pháp giúp nền kinh tế Việt Nam có thểtận dụng nhiều hơn nữa các lợi thế từ chiến lược này.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. Chiến lược “Trung Quốc + 1” Jorion (1985) coi chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế trong kinh doanh nhưmột cách để vừa gia tăng lợi nhuận, vừa giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư; thậm chí kết quảtừ nghiên cứu còn đề cao ý nghĩa giảm thiểu rủi ro hơn lợi ích gia tăng lợi nhuận của chiếnlược này. Chiến lược “Trung Quốc + 1” được xem như là một ví dụ của chiến lược đa dạnghóa danh mục đầu tư, bởi nó thể hiện nỗ lực của các công ty đa quốc gia khi họ chuyển hướngtừ đầu tư cho hoạt động quản trị vận hành và chuỗi cung ứng là nội địa Trung Quốc sang cácquốc gia lân cận, nơi đang dần thay thế thị trường này về lợi thế trong chi phí nhân công,các hiệp định thương mại tự do, cũng như né tránh các rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng,môi trường chính trị và pháp luật… Chiến lược “Trung Quốc + 1” ban đầu xuất phát từ hiệntượng các công ty Nhật Bản nhận ra những tác động sâu sắc lên quản trị vận hành và chuỗicung ứng gây ra bởi căng thẳng chính trị và kinh tế Nhật - Trung khi họ chỉ đầu tư vào mộtthị trường duy nhất là Trung Quốc. Chiến lược “Trung Quốc + 1” được hình thành và thúc 107KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAđẩy nhằm tìm kiếm điểm đến đầu tư khác thuận lợi hơn để phân tán rủi ro trong kinh doanhvà hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc (Iida, 2015). Theo Source of Asia (2022),các tập đoàn nước ngoài đang cân nhắc dịch chuyển một hoặc nhiều phần chuỗi cung ứng củahọ tới Indonesia (các công ty công nghệ, truyền thông), Malaysia (các công ty sản xuất điệntử), Thái Lan (các công ty sản xuất điện tử ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Chiến lược Trung Quốc+1 China-plus-one strategy Chuỗi cung ứng toàn cầu Dịch chuyển sản xuấtTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 802 4 0 -
38 trang 285 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 249 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 240 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 237 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 231 1 0 -
46 trang 207 0 0
-
13 trang 196 0 0
-
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 184 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 175 0 0 -
15 trang 164 0 0
-
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 161 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 161 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 157 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 146 0 0 -
Hiệu quả đầu tư và dư địa cho các chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam hiện nay
10 trang 134 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 134 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 120 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 114 0 0