Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 200.89 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi từ năm 2011 đến nay đã mang lại những kết quả khả quan: công cụ lãi suất được vận dụng chủ động, đã dẫn dắt và định hướng được thị trường; nghiệp vụ thị trường mở thực hiện linh hoạt, thanh khoản VND của hệ thống các TCTD liên tục được cải thiện, tình trạng Đôla hóa trong nền kinh tế đã có chiều hướng giảm….
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHỦ ĐỘNG, LINH HOẠT ĐÃ GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Đà Nẵng TÓM TẮT Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi từ năm 2011 đến nay đã mang lại những kết quả khả quan: công cụ lãi suất được vận dụng chủ động, đã dẫn dắt và định hướng được thị trường; nghiệp vụ thị trường mở thực hiện linh hoạt, thanh khoản VND của hệ thống các TCTD liên tục được cải thiện, tình trạng Đôla hóa trong nền kinh tế đã có chiều hướng giảm…. Song vẫn còn nhiều vấn đề nan giải: nguy cơ lạm phát có khả năng gia tăng trở lại, dòng vốn tín dụng vẫn chưa thông suốt, hoạt động của các TCTD về cơ bản an toàn nhưng cân đối vốn vẫn chưa thực vững chắc ….., đòi hỏi NHNN Việt Nam phải tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt; đảm bảo triển khai thành công Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD. 1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước Cuối năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến không thuận: bất ổn chính trị thế giới; lạm phát gia tăng ở hầu hết các quốc gia; giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản của đầu vào tăng; giá lương thực thực phẩm tăng... Riêng đối với tình hình trong nước: thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất (điện, xăng dầu…) buộc phải điều chỉnh tăng (cơ chế giá thị trường); đặc biệt là việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm trước đó… đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Sang những tháng đầu năm 2012, kinh tế vĩ mô đã có những cải thiện đáng kể: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, cán cân thanh toán được cải thiện, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định…nhưng kinh tế vi mô vẫn còn những khó khăn. Kinh tế trong nước đã xuất hiện những dấu hiệu của suy giảm tăng trưởng; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, lãi vay ngân hàng cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao…. Năm 2013, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện, đã có những tín hiệu tích cực về khả năng kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn năm 2012, chỉ số CPI tăng so với đầu năm và cùng kỳ năm ngoái; tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm ngoái, hàng tồn kho tăng chậm lại, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất tăng lên, số doanh nghiệp thành lập mới đã bắt đầu tăng trở lại, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động đang giảm dần. Mặc dù vậy, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, sức cầu của nền kinh tế còn yếu, ngân sách nhà nước khó khăn, nhập siêu đang quay trở lại, có khả năng tạo áp lực tới tỷ giá và thị trường ngoại hối. 2. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ năm 2011 trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu mất ổn định của những năm trước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết “Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội” và sang năm 2012 đến nay Chính phủ đã tiếp tục thực hiện mục tiêu lớn là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh - đây được xem như là mục tiêu lớn cho giai đoạn 2011-2015. Trong các Nghị quyết chỉ đạo điều hành hàng năm, Chính phủ ngày càng xác định rõ hơn vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc thực hiện mục tiêu hàng đầu - kiềm chế lạm phát và chủ động linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu lớn của Chính phủ. 270 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG Trên cơ sở các nhiệm vụ, mục tiêu xác định, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ, chính sách hướng tới tháo gỡ những khó khăn chung của nền kinh tế và của hệ thống ngân hàng cụ thể như sau: (i)aĐiều hành linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng thanh toán, hỗ trợ vốn cho các TCTD, ổn định thị trường: Trong năm 2011, khi lạm phát tăng cao NHTW đã điều chỉnh tăng và mở rộng diện dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các TCTD; linh hoạt đưa tiền ra và rút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, phù hợp với diễn biến vốn khả dụng của hệ thống; tái cấp vốn cho các TCTD gặp khó khăn do thanh khoản và các TCTD cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế; cho vay qua đêm để đảm bảo khả năng thanh khoản trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay khi lạm phát có dấu hiệu chững lại, các cân đối vĩ mô dần ổn định, nhưng kinh tế tăng trưởng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng tồn kho ở mức cao, thì NHTW đã linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp với những diễn biến mới này. Theo đó, hoạt động bơm hút tiền được thực hiện một cách nhịp nhàng qua thị trường mở, để kiểm soát và ổn định vấn đề thanh khoản của hệ thống. Lượng tiền sau khi bơm ra ngay lập tức đã được hút về thông qua hoạt động cho vay thế chấp, phát hành tín phiếu với các kỳ hạn giao dịch khá linh hoạt và mua ngoại tệ… (ii) Điều hành các mức lãi suất chính sách của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu định hướng hành vi của thị trường theo định hướng chính sách tiền tệ: Trong năm 2011, khi lạm phát tăng cao NHTW đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9%/năm lên 15%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 9%/năm lên 14-16%/năm; lãi suất chiết khấu từ 7- 13%/năm; Quy định trần lãi suất tiền gửi VND và USD; Quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn…Tuy nhiên từ 2012 khi kinh tế trong nước xuất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHỦ ĐỘNG, LINH HOẠT ĐÃ GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Đà Nẵng TÓM TẮT Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi từ năm 2011 đến nay đã mang lại những kết quả khả quan: công cụ lãi suất được vận dụng chủ động, đã dẫn dắt và định hướng được thị trường; nghiệp vụ thị trường mở thực hiện linh hoạt, thanh khoản VND của hệ thống các TCTD liên tục được cải thiện, tình trạng Đôla hóa trong nền kinh tế đã có chiều hướng giảm…. Song vẫn còn nhiều vấn đề nan giải: nguy cơ lạm phát có khả năng gia tăng trở lại, dòng vốn tín dụng vẫn chưa thông suốt, hoạt động của các TCTD về cơ bản an toàn nhưng cân đối vốn vẫn chưa thực vững chắc ….., đòi hỏi NHNN Việt Nam phải tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt; đảm bảo triển khai thành công Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD. 1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước Cuối năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến không thuận: bất ổn chính trị thế giới; lạm phát gia tăng ở hầu hết các quốc gia; giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản của đầu vào tăng; giá lương thực thực phẩm tăng... Riêng đối với tình hình trong nước: thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất (điện, xăng dầu…) buộc phải điều chỉnh tăng (cơ chế giá thị trường); đặc biệt là việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm trước đó… đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Sang những tháng đầu năm 2012, kinh tế vĩ mô đã có những cải thiện đáng kể: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, cán cân thanh toán được cải thiện, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định…nhưng kinh tế vi mô vẫn còn những khó khăn. Kinh tế trong nước đã xuất hiện những dấu hiệu của suy giảm tăng trưởng; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, lãi vay ngân hàng cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao…. Năm 2013, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện, đã có những tín hiệu tích cực về khả năng kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn năm 2012, chỉ số CPI tăng so với đầu năm và cùng kỳ năm ngoái; tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm ngoái, hàng tồn kho tăng chậm lại, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất tăng lên, số doanh nghiệp thành lập mới đã bắt đầu tăng trở lại, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động đang giảm dần. Mặc dù vậy, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, sức cầu của nền kinh tế còn yếu, ngân sách nhà nước khó khăn, nhập siêu đang quay trở lại, có khả năng tạo áp lực tới tỷ giá và thị trường ngoại hối. 2. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ năm 2011 trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu mất ổn định của những năm trước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết “Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội” và sang năm 2012 đến nay Chính phủ đã tiếp tục thực hiện mục tiêu lớn là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh - đây được xem như là mục tiêu lớn cho giai đoạn 2011-2015. Trong các Nghị quyết chỉ đạo điều hành hàng năm, Chính phủ ngày càng xác định rõ hơn vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc thực hiện mục tiêu hàng đầu - kiềm chế lạm phát và chủ động linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu lớn của Chính phủ. 270 HỘI THẢO NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG Trên cơ sở các nhiệm vụ, mục tiêu xác định, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ, chính sách hướng tới tháo gỡ những khó khăn chung của nền kinh tế và của hệ thống ngân hàng cụ thể như sau: (i)aĐiều hành linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng thanh toán, hỗ trợ vốn cho các TCTD, ổn định thị trường: Trong năm 2011, khi lạm phát tăng cao NHTW đã điều chỉnh tăng và mở rộng diện dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các TCTD; linh hoạt đưa tiền ra và rút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, phù hợp với diễn biến vốn khả dụng của hệ thống; tái cấp vốn cho các TCTD gặp khó khăn do thanh khoản và các TCTD cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế; cho vay qua đêm để đảm bảo khả năng thanh khoản trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay khi lạm phát có dấu hiệu chững lại, các cân đối vĩ mô dần ổn định, nhưng kinh tế tăng trưởng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng tồn kho ở mức cao, thì NHTW đã linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp với những diễn biến mới này. Theo đó, hoạt động bơm hút tiền được thực hiện một cách nhịp nhàng qua thị trường mở, để kiểm soát và ổn định vấn đề thanh khoản của hệ thống. Lượng tiền sau khi bơm ra ngay lập tức đã được hút về thông qua hoạt động cho vay thế chấp, phát hành tín phiếu với các kỳ hạn giao dịch khá linh hoạt và mua ngoại tệ… (ii) Điều hành các mức lãi suất chính sách của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu định hướng hành vi của thị trường theo định hướng chính sách tiền tệ: Trong năm 2011, khi lạm phát tăng cao NHTW đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9%/năm lên 15%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 9%/năm lên 14-16%/năm; lãi suất chiết khấu từ 7- 13%/năm; Quy định trần lãi suất tiền gửi VND và USD; Quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn…Tuy nhiên từ 2012 khi kinh tế trong nước xuất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chính sách tiền tệ chủ động Ổn định kinh tế vĩ mô Điều hành chính sách tiền tệ Xử lý nợ xấuTài liệu có liên quan:
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 262 1 0 -
7 trang 260 0 0
-
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - Những bất cập và khuyến nghị
5 trang 143 1 0 -
Xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
10 trang 132 0 0 -
7 trang 124 0 0
-
13 trang 119 0 0
-
Thực trạng và những vấn đề đặt ra về phát triển bền vững kinh tế Việt Nam hiện nay
7 trang 76 0 0 -
Phụ lục Danh sách mẫu biểu áp dụng trong hồ sơ, thủ tục khen thưởng
24 trang 61 0 0 -
Giáo trình Chính sách tiền tệ - Lý thuyết và thực tiễn: Phần 2
232 trang 57 0 0 -
9 trang 55 0 0