
Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị giải pháp thích ứng với bối cảnh mới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị giải pháp thích ứng với bối cảnh mới Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BỐI CẢNH MỚI TS. Trần Đình Nam TÓM TẮT Trong gần 3 năm qua, tính từ đầu tháng 2/2020 đến nay, kinh tế thế giới và kinh tế - xã hội trong nước diễn biến hết sức bất thường. Tình hình đó cộng với sự tích tụ khó khăn của nền kinh tế các năm trước, cũng như những yếu tố chủ quan của các Tổ chức dụng Việt Nam làm cho nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu đều tăng cao, gây rủi ro cho nhiều bên có liên quan. Các Tổ chức dụng Việt Nam đã thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, trích lập dự phòng rủi ro bao phủ nợ xấu, miễn giảm lãi suất và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho khách hàng, nên tỷ lệ nợ xấu phần nào đã được kiềm chế. Tuy nhiên do những khó khăn mới xuât hiện, do những biện pháp thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết của Quốc hội và công cụ VAMC đã giảm tác dụng, nên cần cấp bách phải có những cách làm mới, sát thực tiễn hơn để quản lý nợ xấu. Bài viết đã tập trung phân tích thực trạng, làm rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra các vướng đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn xử lý nợ xấu trong thời gian tới, tạo điều kiện cho nền kinh tế thích ứng với bối cảnh mới, phát triển bền vững. Từ khóa: nợ xấu, tổ chức tín dụng, bối cảnh mới, khuyến nghị giải pháp ABSTRACT HANDLING BAD DEBTS OF VIETNAM CREDIT INSTITUTIONS – THE SITUATION AND RECOMMENDATIONS FOR SOLUTIONS ACCEPTABLE TO THE NEW CONCEPT Over the past 3 years, from the beginning of February 2020, up to now, the world economy and domestic socio-economic development have been very abnormal. That situation, combined with the accumulation of difficulties of the economy in previous years, as well as the subjective factors of Vietnamese organizations make bad debt, potentially lose capital, and latent debt become debt. bad things are increasing, causing risks for many stakeholders. Vietnamese institutions have taken drastic measures to handle assets to secure loans, set up risk provisions to cover bad debts, exempt and reduce interest rates and adjust debt terms for customers. bad debt ratio has been somewhat curbed. However, due to new difficulties, as pilot measures to deal with bad debts under the Resolution of the National Assembly and VAMC tools have decreased in effectiveness, it is urgent to have new and more practical ways of doing things. for bad debt management. The article has focused on analyzing the current situation, clarifying the achieved results, pointing out the obstacles and proposing solutions to solve the difficulties in dealing with bad debts in the coming time, creating favorable conditions for the economy to adapt. adapt to the new context, sustainable development. Keywords: bad debt, credit institutions, new context, solution recommendations 1. MỞ ĐÂU Nợ xấu là các khoản nợ đã cho vay của các Tổ chức tín dụng (TCTD) chưa thu hồi được, thuộc nợ nhóm 3 đến nhóm 5. Theo thông lệ quốc tế nếu tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng thương 738 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” mại (NHTM) lên tới 5% là hết sức nguy hiểm, ở vào tình trạng báo động. Tại Việt Nam đến nay, với các con số được công bố rộng rãi thì chưa NHTM nào nợ xấu lên tới 5%. Tuy nhiên, đó là nơ xấu nội bảng, chưa kể nợ xấu ngoại bảng, nợ xấu đã bán cbo VAMC, nợ đã được gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn và các khoản nợ xấu khác đã được xử lý bằng biện pháp kỹ thuật trong hạch toán. Do đó thực tế nếu tính đầy đủ các khoản nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu của các TCTD Việt Nam rất đáng quan tâm. Bên cạnh đó, với những tác động của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước từ đầu năm 2020 đến nay tiếp tục có những khoản nợ xấu mới phát sinh và nợ đã được cơ cấu lại hết thời hạn xẽ được chuyển thành nợ xấu. Bởi vậy, làm rõ thực trạng nợ xấu và khuyến nghị giải pháp xử lý nợ xấu có hiệu quả trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức thiết thực. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam trong giai đoạn bất thường của nền kinh tế hiện nay nên không có điều kiện sử dụng phương pháp định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, thống kê so sánh, tổng hợp và phân tích dự trên nguồn số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng đã công bố, đưa ra các nhận xét, đánh giá tập trung làm rõ thực trạng xử lý nợ xấu của các TCTD và khuyến nghị giải pháp tiếp tục xử lý hiệu quả hơn nợ xấu trong bối cảnh mới. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng diễn biến nợ xấu Theo số liệu của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam tăng cao kể từ đầu năm 2020. Cụ thể, đén cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại, lên 1,69% và đến cuối năm 2021 là 1,9%, gần như trở lại tương đương như tỷ lệ nợ năm 2017, bắt đầu mới triển khai Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống TCTD đến thời điểm cuối năm 2021 ở mức 3,79%. Trong khi đó, nếu xét đến cả tác động của đại dịch, với các khoản nợ đang được cơ cấu lại theo Thông 01/2020/TT-NHNN có nguy cơ nữa thì tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đến hết năm 2021 là 8,2% [Hiệp hội NH (2021)]. Đây là kết quả được dự báo khi các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xử lý nợ xấu Tổ chức tín dụng Việt Nam Quỹ dự phòng rủi ro Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mạiTài liệu có liên quan:
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 262 1 0 -
5 trang 252 0 0
-
7 trang 248 3 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 247 0 0 -
19 trang 196 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 193 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 183 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 182 0 0 -
CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
29 trang 169 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 168 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 160 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 159 0 0 -
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - Những bất cập và khuyến nghị
5 trang 142 1 0 -
38 trang 135 0 0
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 trang 133 0 0 -
Xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
10 trang 132 0 0 -
Tăng trưởng cho vay và sự an toàn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 trang 129 0 0 -
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi phát hành tiền kỹ thuật số
5 trang 128 0 0 -
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 1 - ThS. Lê Trung Hiếu
75 trang 124 0 0 -
Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại: Phần 1 - TS. Trương Quang Thông (chủ biên)
102 trang 120 1 0