
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi phát hành tiền kỹ thuật số
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi phát hành tiền kỹ thuật số TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI PHÁT HÀNH TIỀN KỸ THUẬT SỐ Opportunities and challenges for Vietnam when developing digital currency 1 2 Đoàn Thị Hồng và Lâm Thị Hồng 1 Phó hiệu trưởng – Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học KTCN Long An doan.hong@daihoclongan.edu.vn 1 Phó trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học KTCN Long An lam.hong@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Trong bài viết này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về đồng tiền kỹ thuật số bao gồm tiền do tư nhân phát hành và tiền do ngân hàng nhà nước của các quốc gia phát hành. Qua việc phân tích kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc phát hành tiền kỹ thuật, cách ứng xử của các nước trước các đồng tiền kỹ thuật số tư nhân và những văn bản quy định của Việt Nam trong việc quản lý tiền kỹ thuật số, tác giả đã phân tích những cơ hội, thách thức khi Việt Nam phát hành tiền kỹ thuật số. Nhận định việc phát triển tiền kỹ thuật số sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai nên tác giả đề xuất những giải pháp nhằm phát triển tiền kỹ thuật số tại Việt Nam. Abstract — In this article, the author has conducted research on digital currencies including privately issued money and money issued by state banks of countries. By analyzing the experiences of countries in the world in issuing digital currencies, the behavior of countries towards private digital currencies and Vietnam's regulatory documents in the management of digital currencies. The author has analyzed the opportunities and challenges when Vietnam issues digital currency. Recognizing that the development of digital currency will be an inevitable trend in the future, the author proposes solutions to develop digital currency in Vietnam. Từ khóa — Tiền kỹ thuật số, ngân hàng nhà nước, digital money, state bank. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu và triển khai việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số, thay dần việc thanh toán dùng tiền mặt và cung cấp một phương thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi hơn so với phương thức thanh toán truyền thống là dùng tiền mặt hoặc lệ thuộc vào việc phải thanh toán qua bên trung gian (thường là Ngân hàng hoặc các đơn vị cung cấp ví tiền điện tử). Nghiên cứu của Thúy và Sáng (2022) trên thực tế đã có một số nước tiên phong triển khai và áp dụng như Trung Quốc, Quốc đảo Bahamas, Campuchia,… bước đầu ghi nhận được những thành công nhất định. Nghiên cứu của Hinh và Vân (2021) thì xu hướng phát triển về hình thái tiền tệ tiếp theo là phát hành điện tử do ngân hàng trung ương các nước phát hành và chịu trách nhiệm quản lý (Central bank digital currency – CBDC). Do đó việc cho ra đời đồng CBDC của ngân hàng trung ương là xu hướng phát triển bắt buộc, giúp nâng cao sự cạnh tranh của đồng CBDC với các đồng tiền ảo do các tổ chức khác phát hành, giúp cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước được hiệu quả hơn. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam phát hành đồng CBDC và đề xuất những hàm ý về chính sách quản lý tại Việt Nam. 2. Phản ứng của ngân hàng Trung ương các nước về các đồng tiền điện tử quốc tế Phản ứng của các ngân hàng trung ương (NHTW) của các nước về CBDC thường khác nhau và phụ thuộc vào một số các yếu tố chính như sau: Chính sách của các nước: Một số nước đã cho phép sử dụng Bitcoin và một số đồng tiền điện tử khác như một hình thức thanh toán hợp lệ, trong khi một số nước khác cấm hoặc giới hạn sử dụng của nó. 9 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 36 – Tháng 6/2023 Sự chấp nhận của cộng đồng: Mức độ chấp nhận của cộng đồng về Bitcoin cũng có thể ảnh hưởng đến quan điểm của các ngân hàng trung ương. Tính an toàn và bảo mật: Các ngân hàng trung ương có thể lo ngại về tính an toàn và bảo mật của Bitcoin, đặc biệt là về việc sử dụng nó như một hình thức thanh toán. Nhìn chung, các ngân hàng trung ương của các nước đang theo dõi đồng Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác một cách chặt chẽ, và một số đang tìm kiếm cách để tích hợp các đồng tiền này vào hệ thống tài chính hiện tại của họ. 3. Việc phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương ở quốc gia trên thế giới Đồng CBDC do ngân hàng trung ương các nước phát hành ra đời mục đích là để làm lành mạnh hóa thị trường tài chính trong nước họ, cũng đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các đồng tiền số hóa khác cạnh tranh với CBDC như Bitcoin và một số đồng tiền kỹ thuật số tương tự. 3.1. Khái niệm về tiền kỹ thuật số được ngân hàng trung ương phát hành Tại Việt Nam thì theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách thì chia tiền kỹ thuật thành 2 loại là tiền kỹ thuật số do tư nhân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiền kỹ thuật số Ngân hàng nhà nước Tài sản kỹ thuật sô Ngân hàng trung ương Giao dịch tài chínhTài liệu có liên quan:
-
203 trang 366 13 0
-
5 trang 252 0 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 247 0 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 242 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 232 0 0 -
Vai trò và nghiệp vụ của các Ngân hàng Trung ương: Phần 1
334 trang 173 0 0 -
7 trang 122 0 0
-
15 trang 97 0 0
-
Giá trị hợp lý của Bitcon - Mô hình chi phí khai thác: Hỗ trợ phân tích cơ bản
15 trang 86 0 0 -
32 trang 80 0 0
-
Bài giảng môn Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương - PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn
36 trang 78 0 0 -
Đề tài: Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế ở Việt Nam
46 trang 66 0 0 -
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
16 trang 63 0 0 -
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 2 - NGƯT. Vũ Thiện Thập (chủ biên)
268 trang 54 0 0 -
24 trang 54 0 0
-
Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ: Phần 2 - GS. TS Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành
180 trang 52 0 0 -
7 trang 51 0 0
-
5 trang 49 0 0
-
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương - Quan điểm và gợi ý cho Việt Nam
11 trang 46 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn học tập Tiền tệ và ngân hàng: Phần 1 - Trường ĐH Mở
65 trang 44 1 0