Danh mục tài liệu

Tài liệu hướng dẫn học tập Tiền tệ và ngân hàng: Phần 1 - Trường ĐH Mở

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.39 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 1    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môn học tiền tệ và ngân hàng sẽ cung cấp cho chúng ta kiến thức về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Những giao dịch của chúng ta chắc chắn có liên hệ với ngân hàng. Ngoài ra, cung cấp cho chúng ta những kiến thức rất thông dụng như lạm phát, ngân hàng trung ương các loại tiền tệ trong nền kinh tế…Những kiến thức này sẽ giúp bạn có cơ sở vận dụng trong thực tế về những công việc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 tài liệu dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn học tập Tiền tệ và ngân hàng: Phần 1 - Trường ĐH Mở TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG - - 2007- - LỜI MỞ ĐẦU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Chúng ta sẽ tiếp tục chương trình học với môn Tiền tệ và ngân hàng. Trước hết, chúng ta cùng nhau giải đáp câu hỏi: Môn học này để làm gì ? Môn học tiền tệ và ngân hàng sẽ cung cấp cho chúng ta kiến thức về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Những giao dịch của chúng ta chắc chắn có liên hệ với ngân hàng. Ví dụ: Bạn có thể đi gửi tiền tiết kiệm ? Hay đi vay ? hay chuyển tiền cho một người thân ? Vậy bạn hiểu ngân hàng sẽ thực hiện những việc đó như thế nào ? ngoài ra môn học này sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức rất thông dụng như lạm phát, ngân hàng trung ương các loại tiền tệ trong nền kinh tế…Những kiến thức này sẽ giúp bạn có cơ sở vận dụng trong thực tế về những công việc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Mục đích học viên khi học Môn học này nhằm giúp học viên có được những kiến thức cơ bản nhất về tiền tệ, ngân hàng và một số khái niệm khác liên quan để có thể vận dụng vào những nghiên cứu trong các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như tham gia vào các môn học khác trong hệ thống môn học về tài chính - tiền tệ - tín dụng. Từ kiến thức có được của môn học này và một số môn học bổ trợ khác của ngành, học viên có thể làm việc trong các ngành về tài chính, ngân hàng cũng như tiếp tục đi sâu vào lĩnh vực tài chính. Học viên phải nắm vững được mỗi khái niệm, thuật ngữ đưa ra và sau đó liên hệ với thực tế để có thể vận dụng đượcnhững kiến thức đã học. Về nội dung Nội dung tài liệu được môn học này trình bày trong 9 bài với một bố cục tương đối chặc chẽ: Bài 1: Trình bày đại cương về tiền tệ Bài 2: Nghiên cứu về lạm phát Bài 3: Tìm hiểu về ngân hàng trung ương. Bài 4: Tiếp tục phân tích về các chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Bài 5: Sẽ đi sâu vào tiếp cận ngân hàng thương mại. Bài 6: Các định chế tài chính phi ngân hàng Bài7: Mô tải hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bài 8: Tìm hiểu về tín dụng. Bài 9: Trình bày về Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Về thời gian phương pháp học: Để có thể tiếp thu một cách tốt nhất toàn bộ nội dung của môn học, một phương pháp chung cho tất cả các học viên là yêu cầu phải đọc tài liệu trước ở nhà(các tài liệu tham khảo đã được hướng dẫn trong phần này và hướng dẫn cụ thể trong từng bài học ), chú ý kiểm tra kiến thức của mình bằng cách trả lời các câu hỏi. Môn học này được hướng dẫn trong thời gian 45 tiết, mỗi bài học sẽ được phân bố thời gian là 5 tiết. Về tài liệu tham khảo: 1. Frederic S. Mishkin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1994. 2. TS. Nguyễn Văn Ngôn- Tiền tệ và ngân hàng, 1998. 3. Lawrence S. Rirter, các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. 4. Nguyễn Ninh Kiều, MBA, tiền tệ- Ngân hàng, nhà xuất bản thống kê 1998. 5. PGS. TS Lê Văn Tề- Tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản TP. HCM- 2001. 6. PGS. TS. trần Hoàng Ngân, PGS. TS Lê Văn Tề, Võ Thị Tuyết Anh, Trương Thị Hồng- Tiền tệ & Ngân hàng và thanh toán quốc tế, nhà xuất bản thống kê 1996. 7. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn- Tiền tệ- Ngân hàng, nhà xuất bản thống kê- 2003. 8. PGS. TS Lê Văn Tư- Nân hàng thương mại, nhà xuất bản thống kê 2003. 9. Báo, tạp chí trong và ngoài nước liên hoan đến lĩnh vực tiền tệ- Ngân hàng. 10. Trang web sbv. gov. vn 11. Các tài liệu khác về tiền tệ- ngân hàng. Địa chỉ liên hệ TS. Trương Thị Hồng ĐT: 08.8 501 266 E- mail: tshongkdtt@yahoo.com Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ Đây là bài đầu tiên trong chương trình học, sẽ giới thiệu những vấn đề chung nhất liên quan đến tiền tệ bao gồm nguồn gốc, khái niệm công dụng của tiền tệ, các hình thái tiền tệ và các chế độ bản vị tệ Mục tiêu học viên cần đạt được khi học xong bài 1: Sau khi học xong bài này, yêu cầu học viên phải hiểu được nguồn gốc của tiền tệ cũng như công dụng của tiền tệ, nắm vững sự phát triển các hình thái tiền tệ qua từng giây đoạn, có liên hệ với thực tế, phân biệt được các chế độ bản vị tệ. Tài liệu tham khảo cho bài 1: Để học tốt bài học, yêu cầu học viên phải đọc tài liệu trước ở nhà, chú ý lắng nghe phần trình bày của giáo viên và trả lời các câu hỏi. Các tài liệu có thể tham khảo cho bài 1 bao gồm: - PGS. TS Lê Văn Tề- Tiền tệ và ngân hàng, chương 1 - Frederic S. Mishkin- TIền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, chương 2, 4, 14, 15, 19 - PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn- Tiền tệ- ngân hàng, chương 1 - TS. Nguyễn Văn Ngôn- Tiền tệ & Ngân hàng, đoạn 1 trang 7 I. NGUỒN GỐC: Cùng vời sự phát triển xã hội loài người, tiền tệ được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử. Buổi đầu khi tiền tệ chưa xuất hiện, con ngưới tự cung cấp trực tiếp những gì mình cần thông qua việc săn bắt, trồng trọt. Khi con người thoát khỏi hình thức thô sơ này bằng sự chuyên môn hoá thì từ đó quá trình trao đổi hàng hóa xuất hiện. Hình thái trao đổi là hàng hóa lấy hàng hóa. 1kg gạo=2kg muối Tổng quát: Y hàng hóa A=X hàng hóa B Hình thái này rất đơn giản nhưng thực tế thì phức tạp vì người có hàng hóa A muốn lấy hàng hóa B phải tìm người sở hữu và người này phải có nhu cầu , lúc này thì quá trình trao đổi mới được thực hiện. Trong khi đó nếu có tiền tệ thì quá trình trao đổi nhanh hơn, ta chỉ việc bán hàng hóa A ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: