Danh mục

Chòi Mía

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.05 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người dân miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, ngoài công việc cày cấy và trồng ngũ cốc, dựng bờ xe nước để đưa nước từ sông ngòi vào ruộng đồng, người ta còn trồng mía và làm đường mía.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chòi MíaChòi Mía Sưu Tầm Chòi Mía Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 17-October-2012Người dân miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, ngoài công việc cày cấy và trồng ngũcốc, dựng bờ xe nước để đưa nước từ sông ngòi vào ruộng đồng, người ta còn trồng mía và làmđường mía. Cuộc sống bên cạnh bờ xe nước, và chòi mía đã đi vào văn hóa đặc thù của ngườidân Quảng Ngãi trong một thời gian dài.Mãi đến sau năm 1975 thì hai sinh hoạt đặc thù này bắt đầu mai một, và đến khoảng năm1985 thì bờ xe nước trên những con sông lớn của Quảng Ngãi (như sông Vệ và Trà Khúc) vànhững chòi mía đã biến mất. Những hoài niệm chỉ còn lại ở những người lớn tuổi. Buồn thaycho những công trình thủ công bị mai một do những kỹ thuật của nền văn minh ngày nay!!!Ngày trước, mỗi năm, sau tháng Giêng là người dân Quảng Ngãi lại bận rộn lo lập chòi mía đểnấu đường. Mùa làm đường mía ở miền Trung thường kéo dài từ cuối tháng Giêng đến tháng Baâm lịch.Chòi mía thường được cất trên một miếng đất gần những đám mía. Chòi thường được làm bằngtre, lợp bằng lá mía khô hay rơm (cây lúa sau khi giũ sạch hột và phơi khô).Chòi mía được chia làm hai phần:Phần ngoài, khá rộng, trống trải, có bộ che gồm ba ông che, một che trống và hai che mái, nằmở giữa chòi mía. Ông che trống được gắn vào một cái đòn quay và cuối đòn quay là cái nài dùngđể buộc vào cổ trâu hay bò để đẩy che. Hai ông che mái gồm ông che mía và ông che bã. Phầnnày của chòi mía không có vách, chỉ có những trụ bằng tre chống đỡ. Chưn ba ông che được đặttrên một cái bồn hình chữ nhật, gọi là bồn dưới, có ba lỗ, mỗi lỗ cho một trục che. Trục cheđược bao bọc bằng một miếng da trâu, xoa nhớt cho trơn. Và cổ ba ông che được gắng vào mộtcái bồn (gọi là bồn trên hay khẩu). Khẩu và bồn che kèm ba ông che lại bằng hai trụ gỗ gắn liềnbồn và khẩu che.Phần đầu của che trống và hai che mái được chạm thành những khớp răng gọi là bông tai che.Bông tai che hình vuông, bầu bầu ở ngoài cùng, là hệ thống răng dùng để xoai tròn ba ông che.Hai khúc gỗ dài gắn vào trục đầu che trống tạo thành hình chữ V gọi là đòn quay, khi trâu haybò đẩy đòn quay để xoai tròn che trống, những bông tai trên che trống ăn khớp vào bông taicủa hai che mái và xoai hai che mái chạy theo. Ông che trống quay ngược chiều kim đồng hồ,hai ông che mái đều quay theo chiều kim đồng hồ.Phần giữa của bồn che cao và lài lài dần ra bìa. Chung quanh bìa bồn dưới là một cái rãnh dùngTrang 1/6 http://motsach.infoChòi Mía Sưu Tầmđể tích tụ nước mía. Một đầu bồn có đào một lỗ dưới đất và đặt cái thùng chứa nước mía. Rãnhbồn che dưới có bắt một máng nhỏ để mước mía trong rãnh chảy vào thùng chứa.Phần trong, chòi mía được ngăn cách phần ngoài bằng một tấm vách lá đơn sơ dùng để chắngió, có một cửa nhỏ thông ra phòng che. Phần này có bốn chảo nấu đường, mỗi chảo có đườngkính cỡ 1m, làm bằng gang. Trước khi đặt chảo, người thợ nấu đường đào một cái lò lớn hìnhbầu dục, trên mặt lò được phân chia ra làm bốn lỗ cho bốn chảo.Một đầu lò có cửa nhỏ để thông khói gọi là cửa lù, và đầu kia là cửa lò hình chữ nhật, dài và dốclài lài lên mặt đất, dùng để đưa chà hay bả mía khô vào đốt lò. Giữa cửa lò và bốn chảo đường làmột cái cầu bằng đất, rộng cỡ một thước, bắt vòng trên cửa lò. Cầu này dùng cho thợ nấu đườngđi qua đi lại múc nước đường chuyển qua những chảo trên lò.Bốn lỗ trên lò được ngăn chia bằng những trục tre bao bọc bởi đất sét trộn với rơm. Những trụcđược uốn theo hình cong cong để ăn khớp với hình tròn của chảo, và trên mặt trục được baobọc bởi một lớp lá Gáo để cho nước đường không thấm vào trục. Công việc đặt trục tre, đắp đấtsét trộn rơm chung quanh trục, và bao lớp lá Gáo trên mặt trục gọi là bó giang. Khi giang khôcứng thì bốn chảo nấu đường được đặt lên và khằng lại bằng đất sét cho hơi trong lò khôngthoát qua được.Sự sắp xếp vị trí các chảo trên lò không nhất thiết phải theo một thứ tự nhất định nào. Thôngthường thì tính theo ngược chiều kim đồng hồ, chảo đầu tiên (chảo số 1) dùng để đun sôi nướcmía nằm gần cửa lò. Kế đến là chảo nước chè hai (chảo số 2), chảo cửa lù hay chảo mật (chảosố 3), và cuối cùng là chảo thắng mật (chảo số 4). Bên cạnh chảo nước chè hai là thùng chè haidùng để đựng nước chè hai sau khi đun sôi từ chảo một. Và bên cạnh chảo thắng mật (chảo số4) là thùng chứa mật được đưa từ chảo mật (chảo số 3) qua. Bên cạnh thùng chè hai được đặtmột thùng nhỏ chứa vôi, và bên cạnh thùng mật là một vài cái ui dùng để đựng bọt đường múctừ chảo ra. Trên đầu những chảo đường người thợ đường treo những gáo lớn nhỏ dùng để múcnước đường và bọt.Để chuẩn bị cho mùa làm đường, người chủ đường cần phải lo sẵn sàng những điều tất yếu gồm:che, chảo, và muỗng đường. Trước khi dựng chòi người chủ phải lo tìm thợ rà che. Thợ rà chelà một người thợ mộc, nhưng không phải người thợ mộc nào cũng biết rà che.Người thợ rà che ngoài việc cần có những mũi dao đặt biệt, còn phải biết xem xét và sửa chữaba ông che, bông tai che, và bồn che cho đều để công việc ép nước mía đạt được kết quả cao.Mỗi năm che cần phải rà lại vì qua một mùa làm đường ba ông che sẽ bị mòn không đều, tạonên lồi lõm trên mặt che.Khi che được rà lại thì bông tai che và bồn che cũng phải được điều chỉnh cho ăn khớp nguyênbộ. Trước khi rà người thợ rà che đào một cái lỗ sâu hơn nữa đường kính ông che và dài bằngông che. Một hệ thống trục bắt vào cỗ che và chưn che để che có thể quay tự do trong lỗ, vàmột dàn vịn song song với lỗ đào.Một người đứng trên ông che dùng chân đạp cho che xoai tròn, ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: