Danh mục

Chủ đề: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt lên hay xấu đi?

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.12 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ đề: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt lên hay xấu đi? nêu Việt Nam từng là một nền kinh tế được bảo hộ cao khi hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu phải chịu rất nhiều loại rào cản thuế quan và phi thuế quan, kể từ thập niên 1990 Việt Nam đã thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh tế, nhờ vào đó giá trị xuất khẩu đã gia tăng một cách đáng kể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ đề: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt lên hay xấu đi? Chủ đề:Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt lên hay xấu đi? Môn học : Quản trị kinh doanh quốc tế Học Viên : Đinh Thị Thúy Lan Lớp : Cao học Q TKD Đêm 1 – K20 Việt Nam từng là một nền kinh tế được bảo hộ cao khi hàng hóa và dịch vụnhập khẩu phải chịu rất nhiều loại rào cản thuế quan và phi thuế quan. Kể từ thập niên1990 Việt Nam đã thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh tế, nhờ vào đó giá trịxuất khẩu đã gia tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên hiện nay nhiều người Việt Namvẫn tự hỏi rằng “Quá trình toàn cầu hóa và sự mở cửa thị trường của Việt Nam đãlàm cho nền kinh tế Việt nam tốt lên hay xấu đi”. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mới, thế giới toàn cầu hóa.Toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tếhiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra đời và phát triển của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO). Do đó khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) đó là cơ hội tốt để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới,được đối xử bình đẳng trên “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơhội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thứccao; các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các quan hệkinh tế, đối ngoại, lao động… được thiết lập tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài. Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nước, nhưng cũngđồng thời là thách thức lớn nếu ta chưa có một nội lực đủ mạnh. Chúng ta cần nhậnthức rõ mối nguy chung này để biến thành những nội lực mạnh mẽ của Việt Nam,trước hết là tinh thần hội nhập, tinh thần đoàn kết; sau là nhiệm vụ phải nhanh chóngnâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà, song song với việc phát triển vănhóa - xã hội, nhằm tạo nên một mô hình phát triển nhanh, mạnh, hài hòa và bền vững. Quá trình toàn cầu hóa và mở của thị trường đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợicho Việt Nam, đặc biệt đối với lĩnh vực lao động và việc làm, cụ thể: Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúcđẩy thương mại phát triển. Việt Nam có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng rathế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàngrào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàngdệt may và nông sản. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng có những ảnh hưởng tích cực đếnhoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiềucông ăn việc làm cho người lao động. Tạo ra cơ hội gia tăng các giá trị tài sản vô hình cho bản thân người lao động vàcác doanh nghiệp thông qua các hoạt động hợp tác, chuyển giao công nghệ với cácnước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Đó là các chuẩn mực, mô hình hệthống tổ chức quản lý hiện đại được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất… Tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nhân lựccho lao động của Việt Nam, đặc biệt là lao động kỹ thuật trình độ cao. Việt Nam gianhập WTO sẽ đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, sẽ cómột lượng lớn lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làmtham gia vào hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinhdoanh cá thể… Điều này đồng nghĩa với mang lại nhiều cơ hội thay đổi công việc vàtăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp hiện nay. Hơn nữa, sự pháttriển nhanh chóng về công nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt động trao đổi chuyêngia giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hợp tácquốc tế về lao động có cơ hội phát triển, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nhân lực,để có thể làm chủ các công nghệ và thiết bị tiên tiến trên thế giới. Tạo thêm nguồn lực vật chất cho phát triển nguồn nhân lực. Thông qua các dựán hợp tác đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam, sẽ tạo ra các nguồntài chính dồi dào hơn cho việc đổi mới công nghệ và thiết bị của các ngành kinh tế. Tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thịtrường. Đó là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trong khi nhữnglao động không có chuyên môn kỹ thuật phải được cắt giảm. Tạo điều kiện cho nhânlực lao động của nước ta tham gia sâu rộng hơn vào phân công và hợp tác lao độngquốc tế. Đặt nền móng cho việc tạo việc làm một cách ổn định và bền vững. Bên cạnh những cơ hội đó, hiện nay Việt Nam đồng thời cũng phải đương đầuvới các thách thức như: Nền kinh tế nước ta tuy có tăng lên nhưng vẫn còn là mộttrong những nước nghèo với mức GDP khoảng 1200 USD/ng ười (năm 2011), hệ thốngchính sách kinh tế-xã hội đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹthuật, trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: