Danh mục tài liệu

Chương 1. Nhập môn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm

Số trang: 23      Loại file: doc      Dung lượng: 217.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối tượng của tâm lí học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lí theo lứa tuổi của con người ; sự phát triển cá thể của các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí trong nhân cách của con người đang được phát triển (quá trình con người trở thành nhân cách như thế nào?);...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 1. Nhập môn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Chương I NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM I. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI & TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạma. Đối tượng- Đối tượng của tâm lí học lứa tuổi là động lực phát triển tâm lí theo lứa tuổi của con người ; sựphát triển cá thể của các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí trong nhân cách của con ngườiđang được phát triển (quá trình con người trở thành nhân cách như thế nào?);Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu đặc điểm của các quá trình và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ củacá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi mộtlứa tuổi, nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động;Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân đang được pháttriển (vui chơi, lao động…)Do yêu cầu của thực tiễn và thành tựu của khoa học, ngày nay tâm lí học lứa tuổi có nhiều phânngành : tâm lí học trẻ em trước tuổi học, tâm lí học tuổi nhi đồng, tâm lí học tuổi thiếu niên, tâmlí học tuổi thanh niên…- Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học sư phạm là những quy luật tâm lí của việc dạy học vàgiáo dục.Tâm lí học sư phạm nghiên cứu những vấn đề tâm lí học của việc điều khiển quá trình dạy học,nghiên cứu sự hình thành quá trình nhận thức, tìm tòi những tiêu chuẩn đáng tin cậy của sự pháttriển trí tuệ và xác định những điều kiện để đảm bảo phát triển trí tuệ có hiệu qủa trong quátrình dạy học, xem xét những vấn đề và mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh cũngnhư giữa học sinh với học sinh.Những phân ngành của tâm lí học sư phạm: tâm lí học dạy học, tâm lí học giáo dục và tâm líhọc về người giáo viên.b. Nhiệm vụTừ những nghiên cứu trên tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có nhiệm vụ :rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ đạo sựphát triển nhân cách theo lứa tuổi ; rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo trongquá trình giáo dục và dạy học, những biến đổi tâm lí của học sinh do ảnh hưởng của giáo dụcvà dạy học…từ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu để tổ chức hợp lí quá trình sư phạm,góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục và dạy học.c. Ý nghĩa : Những thành tựu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có ý nghĩa lí luận vàthực tiễn lớn lao.- Về mặt lí luận, các nghiên cứu của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm sử dụng các tàiliệu của một số khoa học khác, nhưng đến lượt mình nó lại cung cấp tài liệu có ý nghĩa quantrọng cho các khoa học khác.- Về mặt thực tiễn có thể khẳng định sự hiểu biết về tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm làđiều kiện cần thiết để tổ chức có hiệu quả và đúng đắn quá trình học tập và giáo dục.2. Quan hệ giữa tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạmTâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng quan hệchặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác, đặc biệt là tâm lí học đại cương, giáo dục học,phương pháp giảng dạy bộ môn…Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm là những chuyên ngành của tâm lí học, đều dựa trêncơ sở tâm lí học đại cương. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm gắn bó chặt chẽ với nhau,thống nhất với nhau, vì chúng có chung khách thể nghiên cứu.Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm đều nghiên cứu trẻ em trong quá trình dạy học và giáodục.Sự phân chia ranh giới giữa hai ngành tâm lí học này chỉ có tính chất tương đối.II. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM1. Khái niệm về sự phát triển tâm lý trẻ em :a. Quan niệm về trẻ em :Dựa trên những quan điểm triết học rất khác nhau, người ta đã hiểu về trẻ em rất khác nhau :- Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”, sự khác nhau giữa trẻ em và ngườilớn khác nhau về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm...) chỉ ở tầm cở, kích thước chứ khôngkhác nhau về chất.- Theo J.J. Rútxô (1712 - 1778) : Tr ẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn cũngkhông phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ,nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻthơ…vì “Trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”.- Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định: Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại. Sự khácnhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ em là trẻ em, nó vận động, pháttriển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người,một thành viên của xã hội, có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ phảitheo kiểu người. Mỗi thời đại khác nhau có trẻ em riêng của mình.b. Quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý trẻ em :- Quan điểm duy tâm coi sụ phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượngcủa các hiện tượng đang được phát triển, mà không có sự chuyển biến về chất lượng.- Qua ...