
CHƯƠNG 8 ĐỘC QUYỀN NHÓM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 8 ĐỘC QUYỀN NHÓM CHƯƠNG 8 ĐỘC QUYỀN NHÓMSau khi đến cửa hàng để mua bóng ten nít, có thể bạn sẽ trở về với những quả bóng mangmột trong bốn nhãn hiệu sau: Wilson, Penn, Dunlop và Spalding. Bốn công ty này sản xuấtgần như toàn bộ số bóng ten nít bán ở thị trường Mỹ. Các công ty trên cùng nhau quyết địnhlượng bóng ten nít được sản xuất và giá bán với đường cầu thị trường cho trước.Chúng ta có thể mô tả thị trường bóng ten nít này như thế nào? Hai chương trước đã bàn về hailoại cấu trúc thị trường. Trên thị trường cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp quá nhỏ so với thị trườngnên không thể ảnh hưởng tới giá bán và do vậy phải chấp nhận mức giá do các điều kiện thịtrường quy định. Trên thị trường độc quyền, một doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hóacho cả thị trường, do đó có thể chọn bất kỳ giá và lượng nào trên đường cầu thị trường.Thị trường bóng ten nít không giống thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền. Cạnhtranh và độc quyền là các thái cực của cấu trúc thị trường. Cạnh tranh xảy ra khi có nhiềudoanh nghiệp trên một thị trường mà các hàng hóa về cơ bản là giống hệt nhau; độc quyềnxảy ra khi chỉ có một doanh nghiệp trên thị trường. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu tổ chứcngành từ hai trường hợp cực đoan này vì chúng là những trường hợp dễ hiểu nhất. Tuy vậy córất nhiều ngành, trong đó có ngành sản xuất bóng ten nít, nằm ở đâu đó ở giữa hai thái cựcnày. Các doanh nghiệp trong những ngành này có đối thủ cạnh tranh, nhưng đồng thời lạikhông phải cạnh tranh nhiều như khi họ là người chấp nhận giá. Các nhà kinh tế gọi tìnhhuống này là cạnh tranh không hoàn hảo.Trong chương này, chúng ta thảo luận về các dạng cạnh tranh không hoàn hảo và nghiên cứumột dạng đặc biệt gọi là độc quyền nhóm. Bản chất của thị trường độc quyền nhóm là ở đâychỉ có một số ít người bán. Kết quả là hành động của một nhà cung ứng sẽ ảnh hưởng đến lợinhuận của tất cả các nhà cung ứng khác. Nghĩa là các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụthuộc vào nhau theo cách mà các doanh nghiệp cạnh tranh không có. Mục tiêu của chươngnày là xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau đó quyết định hành vi của các doanh nghiệp như thếnào và những vấn đề gì đặt ra cho chính sách của chính phủ.GIỮA ĐỘC QUYỀN VÀ CẠNH TRANH HOÀN HẢOHai chương trước đã phân tích các thị trường với rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh và các thịtrường chỉ có một doanh nghiệp độc quyền duy nhất. Trong chương 14, chúng ta đã thấy giácả trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn bằng chi phí sản xuất cận biên. Chúng ta cũngthấy rằng việc gia nhập và rời khỏi ngành trong dài hạn đẩy lợi nhuận kinh tế xuống bằng 0,vì vậy mà giá cả bằng chi phí bình quân. Trong chương 15, chúng ta đã thấy các doanhnghiệp với sức mạnh thị trường có thể giữ giá cao hơn chi phí cận biên, tạo ra lợi nhuận kinhtế dương cho doanh nghiệp và gây ra khoản mất không cho xã hội.Trường hợp cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền minh họa cho những ý tưởng quan trọng về cơchế vận hành của thị trường. Tuy nhiên, phần lớn thị trường trong nền kinh tế có các yếu tốcủa các cấu trúc trên, do đó không thể mô tả chúng đầy đủ chỉ bằng một trong hai trường hợpnày. Doanh nghiệp điển hình trong nền kinh tế phải đối mặt với cạnh tranh, nhưng cạnh tranhkhông mạnh đến mức làm cho nó trở thành người chấp nhận giá như đã phân tích ở chương14. Doanh nghiệp điển hình có sức mạnh thị trường ở một mức độ nào đó, nhưng sức mạnh NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 1thị trường của nó không lớn đến mức nó có thể được mô tả chính xác là doanh nghiệp độcquyền như phân tích ở chương 15. Hay nói cách khác, doanh nghiệp điển hình trong nền kinhtế của chúng ta có tính cạnh tranh không hoàn hảo.Có hai dạng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Độc quyền nhóm là thị trường chỉ có mộtvài người bán, mỗi người bán sản phẩm tương tự hay giống hệt sản phẩm của người khác.Một ví dụ là thị trường bóng ten nít. Ví dụ khác là thị trường dầu thô: Một vài nước ở TrungĐông kiểm soát phần lớn trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Cạnh tranh độc quyền là dạng cấutrúc thị trường trong đó có nhiều doanh nghiệp bán các mặt hàng tương tự, nhưng khônggiống hệt nhau, ví dụ thị trường tiểu thuyết, phim ảnh, đĩa CD và trò chơi điện tử. Trên thịtrường cạnh tranh độc quyền, mỗi doanh nghiệp có sự độc quyền về sản phẩm, nhưng nhiềudoanh nghiệp khác cũng sản xuất ra sản phẩm tương tự và cạnh tranh để giành giật nhữngkhách hàng như nhau.Hình 1 tóm tắt lại bốn dạng cấu trúc thị trường. Câu hỏi đầu tiên là có bao nhiêu doanh nghiệptrên thị trường. Nếu chỉ có một doanh nghiệp thì đó là thị trường độc quyền. Nếu chỉ có vàidoanh nghiệp, thì đó là thị trường độc quyền nhóm. Nếu có nhiều doanh nghiệp, thì chúng ta cầnđặt thêm một câu hỏi nữa: các doanh nghiệp bán sản phẩm giống hệt nhau hay khác biệt? Nếu cácdoanh nghiệp này bán sản phẩm khác biệt thì đó là thị trường cạnh tranh độc quyền. Nếu nhiềudoanh nghiệp bán sản phẩm giống hệt nhau thì đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Số lượng doanh nghiệp? Nhiều doanh nghiệp Một doanh Loại sản phẩm nghiệp Vài Sản phẩm doanh phân biệt Sản phẩm như nhau nghiệp Cạnh tranh Cạnh tranh Độc quyền Độc quyền độc quyền hoàn hảo nhóm Nước máy, Bóng tennít, Tiểu thuyết, Lúa mì, Truyền hình cáp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phát triển kinh tế kinh tế thị trường quản lý kinh tế phương thức quản lý kinh tế quản lý quy trình quản lýTài liệu có liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 341 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 306 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
197 trang 282 0 0
-
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 277 1 0 -
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 277 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1
102 trang 259 2 0 -
7 trang 248 3 0
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 235 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 233 1 0 -
8 trang 225 0 0
-
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 221 0 0 -
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 217 0 0 -
Đề tài Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
75 trang 216 0 0 -
Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán
14 trang 214 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 211 0 0 -
42 trang 207 0 0
-
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 204 0 0 -
43 trang 196 0 0