Danh mục tài liệu

Chuyển thể kí hiệu biểu thị thời gian từ văn chương đến điện ảnh trong trường hợp 'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh'

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 605.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ chỉ ra sự tương tác giữa các khái niệm trọng yếu trong hệ lí thuyết liên văn bản và kí hiệu học, các điểm tựa lí luận khi so sánh hai hệ lí thuyết, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, khai triển vấn đề chuyển thể dưới góc nhìn của hai hệ lí thuyết và dẫn chứng bằng việc nghiên cứu trường hợp: Kí hiệu biểu thị thời gian trong truyện và phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển thể kí hiệu biểu thị thời gian từ văn chương đến điện ảnh trong trường hợp “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP “TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH” (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên kí hiệu) HOÀNG HỮU PHƯỚC Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu đồng thời liên văn bản và kí hiệu học sẽ nhận thấy mối liên hệ bao hàm giữa hai hệ lí thuyết, dùng phương pháp liên ngành để nghiên cứu hai hệ lí thuyết đó nhằm khai thác sự chuyển thể giữa văn học và điện ảnh sẽ có nhiều góc nhìn mới lạ và thiết thực. Bài báo sẽ chỉ ra sự tương tác giữa các khái niệm trọng yếu trong hệ lí thuyết liên văn bản và kí hiệu học, các điểm tựa lí luận khi so sánh hai hệ lí thuyết, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, khai triển vấn đề chuyển thể dưới góc nhìn của hai hệ lí thuyết và dẫn chứng bằng việc nghiên cứu trường hợp: kí hiệu biểu thị thời gian trong truyện và phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Từ khóa: Liên văn bản, kí hiệu học, chuyển thể văn học - điện ảnh, kí hiệu biểu thị thời gian, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.1. ĐẶT VẤN ĐỀCác nhà lí luận tiên phong như Jacques Derrida, Roland Gérard Barthes, Julia Kristeva,Umberto Eco đều nhấn mạnh liên văn bản là thuộc tính bản thể của mọi văn bản, là sựxóa nhòa giữa các văn bản thuộc loại thể khác nhau và loại hình khác nhau, là sựchuyển dịch một (hay nhiều) hệ thống kí hiệu này vào sang hệ thống kí hiệu khác. Mặcdù thuật ngữ liên văn bản là một chỉ dẫn tuyệt vời cho việc nghiên cứu vấn đề chuyểnthể văn chương – điện ảnh, tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến ý kiến của nhà ngôn ngữhọc Roman Jakobson về 3 loại hình dịch. Ông cho rằng, cần phân biệt 3 loại hình dịch:Dịch nội ngữ - chuyển từ cách diễn đạt này sang cách diễn đạt khác trong cùng mộtngôn ngữ; dịch liên ngữ - chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; và dịch liên - kýhiệu (intersemiotic translation) - chuyển từ một văn bản viết sang một hệ thống ký hiệuphi từ vựng khác, chẳng hạn, chuyển thể một tác phẩm văn học thành phim hay thànhkịch [3]. Với việc tác phẩm văn học được chuyển thể lên màn ảnh, người ta chứng kiếnsự chuyển dịch của các loại hình nghệ thuật kéo theo nó là sự chuyển dịch của các hệhình văn hóa: từ văn hóa đọc chuyển sang văn hóa nghe – nhìn; từ hình tượng nghệthuật gián tiếp trở thành hình tượng nghệ thuật trực tiếp, có thể nhìn thấy bằng mắt,nghe thấy bằng tai. Sự chuyển thể văn chương – điện ảnh như là quá trình chuyển dịchliên kí hiệu nên nó không chỉ chịu áp lực của sự khác biệt loại hình và kí hiệu mà còn cómối quan hệ liên văn bản, liên chủ thể, bởi ở đó còn có sự đồng sáng tạo của đạo diễnvà diễn viên. Chính sự tương tác của các yếu tố kỹ thuật, văn hóa, tâm lí và chiều sâuliên văn bản khiến cho tác phẩm điện ảnh có thể không trung thành với bản gốc mặc dùdựa trên bản gốc. Thomas Leitch từng nói: “Chuyển thể là bản dịch”, hiểu theo cáchTạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 01(49)/2019: tr. 38-44Ngày nhận bài: 20/7/2018; Hoàn thành phản biện: 03/10/2018; Ngày nhận đăng: 12/11/2018CHUYỂN THỂ KÝ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH… 39nhìn kí hiệu học, đây là một quá trình giải mã và lập mã không chỉ đòi hỏi các phẩmchất tín – đạt – nhã mà còn đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng.Vấn đề chuyển thể văn học – điện ảnh dưới góc nhìnliên văn bản và liên kí hiệu khá phức tạp. Cả hai kháiniệm này đều đề cập đến “sự chuyển dịch kí hiệu”trong quá trình chuyển thể. Nói cách khác, để làm rõsự chuyển thể giữa một tác phẩm văn học sang một tácphẩm điện ảnh dưới góc nhìn liên văn bản và liên kíhiệu là chúng ta đang nghiên cứu sự chuyển dịch từ kíhiệu này sang kí hiệu khác, giải thích tại sao lại có sựvênh lệch giữa hai hệ thống kí hiệu, tác động đối với“người gửi” và “người nhận” khi sử dụng hai hệ thốngkí hiệu đó trong môi trường tương tác của mạng lướivô số văn bản xuất phát từ xã hội và lịch sử.Chúng ta có thể thấy sự vênh lệch của hai loại hình kí hiệu:Đối với văn học và điện ảnh, lẽ dĩ nhiên, hai loại hình nghệ thuật này có hai hệ thống kíhiệu hoàn toàn khác nhau. Văn học dùng ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu. Hệ thống này lấyâm vị làm đơn vị nhỏ nhất. Điện ảnh lấy cùng lúc: âm thanh - hình ảnh làm hệ thống kíhiệu. Chính vì dùng cùng lúc hai hệ thống kí hiệu vật chất: âm thanh - hình ảnh, điệnảnh có đơn vị kí hiệu nhỏ nhất là “cảnh quay” (scene), được hiểu là không gian hìnhảnh, được quy định bằng những cỡ cảnh, chứa đựng một lượng thông tin bên trong.Hai hệ thống kí hiệu này cũng khác nhau về mặt biểu thị, văn học có ưu điểm là có thể đisâu vào tư tưởng, nội tâm của con người nên một kí hiệu trừu tượng ...