
Cơ sở khoa học về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở khoa học về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt NamHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0018Social Sciences, 2021, Volume 66, Issue 1, pp. 157-164This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ Ở VIỆT NAM Cao Hoàng Hà Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu này hướng đến xác định cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch đặc thù ở Việt Nam. Nhiệm vụ là xác định rõ quan niệm chung về du lịch đặc thù, vai trò, tiêu chí, nguyên tắc, yêu cầu về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, tương quan giữa sản phẩm du lịch đặc thù với các sản phẩm khác. Thông qua hệ thống lí thuyết, nghiên cứu này cũng tổng hợp và hệ thống hóa quy trình và các bước xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. Từ khóa: du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.1. Mở đầu Sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cá biệt hóa, tạo ra sự hấp dẫn, cạnh tranh và tạothương hiệu cho điểm đến. Với vai trò quan trọng như vậy, sản phẩm du lịch đặc thù đượcquan tâm phát triển không chỉ ở phạm vi các địa phương mà còn ở tầm quốc gia. Loại sảnphẩm này không được nhắc đến trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010,điều đó có nghĩa là từ khi mở cửa nền kinh tế, sản phẩm du lịch đặc thù chưa phải là ưu tiênhàng đầu trong giai đoạn đầu phát triển của điểm du lịch. Sau khoảng 15 năm mở cửa và thuhút du khách quốc tế, bối cảnh hợp tác và cạnh tranh đòi hỏi Việt Nam hướng đến những sảnphẩm trên mức đại trà, phổ thông để tạo năng lực cạnh tranh, sức hút mới; ở quy mô vùng –địa phương, các tỉnh cũng cần làm mới cho những điểm đến đang khai thác nhằm tăng vòngđời và thời gian khai thác. Sản phẩm du lịch đặc thù được nhắc đến từ đầu những năm 2000 tại Việt Nam. PhạmTrung Lương, trong các nghiên cứu của mình, đã giới thiệu khái niệm và đề cao vai trò nângcao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch đặc thù [1]. Nguyễn Văn Lưu (2019) có đónggóp về đề xuất các tiêu chí của sản phẩm du lịch đặc thù [2]. Với nhiều nghiên cứu củamình, Đỗ Cẩm Thơ thể hiện thế mạnh trọng việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù chocác địa phương [3], [4]. Lê Văn Minh (2018) nhấn mạnh giá trị đặc thù của tài nguyên dulịch tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù và chú trọng hoạt động liên kết, hợp tác trong pháttriển loại sản phẩm này [5]… Về các văn bản nhà nước và luật hoá, chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 có sử dụng thuật ngữ nhưng chưa diễn giải vềsản phẩm du lịch đặc thù; Luật du lịch Việt Nam hiện hành (2017) chỉ diễn giải về sản phẩmdu lịch nói chung [6]. Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả kế thừa và tổng hợp các nghiên cứu đã đang có,hệ thống hoá lí luận cơ bản về sản phẩm du lịch đặc thù, trên cơ sở đó, bổ sung cơ sở lí luậncho các nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù nói chung và xây dựng sản phẩm du lịch đặcthù nói riêng.Ngày nhận bài: 28/1/2021. Ngày sửa bài: 2/2/2021. Ngày nhận đăng: 18/2/2021.Tác giả liên hệ: Cao Hoàng Hà. Địa chỉ e-mail: chh.lecvns@gmail.com 157 Cao Hoàng Hà2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan điểm về sản phẩm du lịch đặc thù2.1.1. Khái niệm Luật du lịch Việt Nam 2017 có quy định “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiếtđể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ trong khái niệmnày bao gồm: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ vui chơigiải trí; dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ có liên quan khác [6; 44]. Tuy nhiên, góc độ học thuật có góc nhìn rộng hơn về sản phẩm du lịch, không chỉ giới hạnở “tập hợp các dịch vụ” mà còn bao gồm tập hợp các yếu tố vật chất và phi vật chất như nhữngyếu tố hấp dẫn du lịch mà trước hết là tài nguyên du lịch, có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịchđa dạng của du khách [7; tr.148]. Khái niệm được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam về sản phẩm du lịch đặc thù: “Sản phẩm dulịch đặc thù là sản phẩm có những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tàinguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụkhông chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độcđáo và sáng tạo” [8; 10]. Có thể thấy tính “khác biệt”/“duy nhất”, “đặc sắc”, “nổi trội” của tàinguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có thể là do thiên nhiên “ban tặng” hoặccũng có thể do chính con người tạo ra. Theo hướng giải nghĩa từ, “đặc thù” với tư cách tính từ, có nghĩa là “có tính chất riêng biệt,khác hẳn với những cái cùng loại” [9; 397]. Vì vậy, tác giả đề xuất cách hiểu như sau: Sản phẩmdu lịch đặc thù là sản phẩm du lịch riêng biệt, khác hẳn với những sản phẩm du lịch thôngthường nhờ vào tính khác biệt, duy nhất, đặc sắc và nổi trội của tài nguyên và dịch vụ. Sản phẩm du lịch đặc thù có thể có tính độc đáo, đặc sắc nhưng có thể hấp dẫn hoặc khônghấp dẫn, phụ thuộc vào việc sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không.Nếu có thể hấp dẫn được thị trường thì sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò rất quan trọng trongviệc định hướng phát triển du lịch và thu hút thị trường cũng như xây dựng thương hiệu du lịch.2.1.2. Cấp phân loại Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phươnglà cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thànhtrên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo/đặc thù. Tính độc đáo được đánh giá trongphạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng, có thể có địa phương códạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Du lịch đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Chiến lược phát triển du lịch Luật du lịch Việt NamTài liệu có liên quan:
-
10 trang 123 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 63 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Chiến lược phát triển bền vững du lịch Đà Lạt
29 trang 58 0 0 -
Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN
10 trang 57 0 0 -
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 trang 44 1 0 -
Một số giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch Đồng Tháp trong xu thế hội nhập
13 trang 41 0 0 -
Phân tích các yếu tố truyền thông mạng xã hội đến ý định du lịch của du khách nội địa tại Việt Nam
15 trang 41 0 0 -
Du lịch huyện đảo Lý Sơn nhìn từ góc độ phát triển bền vững
6 trang 40 0 0 -
Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 trang 38 0 0 -
Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội
10 trang 38 0 0 -
125 trang 34 0 0
-
Phát triển các loại hình du lịch hiện đại ở Vệt Nam
5 trang 34 0 0 -
Marketing sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hòa đối với thị trường khách du lịch Nga và Trung Quốc
6 trang 30 0 0 -
Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa (giai đoạn 2016-2020)
14 trang 28 0 0 -
Nghiên cứu lòng trung thành của các vận động viên nghiệp dư đối với các sự kiện du lịch thể thao
8 trang 27 0 0 -
Phát triển du lịch biển tại Nha Trang – Khánh Hòa
6 trang 26 0 0 -
Hoạch định chiến lược phát triển du lịch thành phố đảo Phú Quốc
6 trang 25 0 0 -
Ngành du lịch Đà Nẵng trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
6 trang 22 0 0 -
Cơ sở lý luận về du lịch và môi trường
28 trang 20 0 0 -
5 trang 19 0 0