Danh mục tài liệu

Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.65 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - người đứng đầu phong trào Duy Tân, với tư tưởng chính trị của mình, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử phát triển của dân tộc vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bài viết này phân tích những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu TrinhUED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.4 (2012) CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH Trần Mai Ước* TÓM TẮT Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - người đứng đầu phong trào Duy Tân, với tư tưởngchính trị của mình, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử phát triển của dân tộc vào cuốithế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bài viết này phân tích những tiền đề lý luận hình thành tư tưởngchính trị của Phan Châu Trinh Từ khóa: Phan Châu Trinh; tân thư,canh tân, tư tưởng1. Đặt vấn đề Độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo hướng “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”[1,70] luôn luôn là khát vọng của con người Việt Nam.Chính mục đích và lý tưởng ấy đã thôi thúc các thế hệ người Việt Nam phấn đấu quênmình, vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên tìm con đường bảo vệ, xây dựng vàphát triển đất nước. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một trong những giai đoạn cónhiều biến động đối với lịch sử xã hội Việt Nam. Đó là lúc chế độ phong kiến triềuNguyễn bước vào giai đoạn suy tàn, thỏa hiệp và làm tay sai cho thực dân Pháp. Nó đãđánh dấu bước chuyển từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, tínhchất xã hội có nhiều thay đổi. Với điều kiện lịch sử - xã hội đó đã có nhiều nhà tư tưởng với những khuynhhướng, phương pháp canh tân đất nước khác nhau. Tính chất, khuynh hướng của các tưtưởng canh tân, cải cách tuy có khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là cứu dân,cứu nước, phát triển dân tộc. Một trong những tư tưởng sâu sắc, nổi bật của giai đoạnlịch sử này đó chính là tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. Tư tưởng chính trị củaPhan Châu Trinh được hình thành từ cơ sở, điều kiện nào? Bài viết này sẽ đi sâu tìmhiểu phân tích.2. Nội dung2.1. Vài nét về tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với điều kiện xã hội Việt Nam, hoàn cảnhlịch sử thế giới đã có rất nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển biến tưtưởng Việt Nam. Chủ nghĩa tư bản ở phương Tây phát triển mạnh mẽ, đẩy lùi chế độphong kiến vào quá khứ, đồng thời với sự phát triển đó là sự xuất hiện chủ nghĩa thựcdân đang thực hiện các cuộc xâm lược sang các dân tộc phương Đông, trong đó có ViệtNam. Các cuộc canh tân đất nước của Nhật Bản, Trung Quốc… tạo ra sự phát triển kinhtế xã hội, làm biến đổi bộ mặt và thay đổi đáng kể chế độ chính trị của các nước ấy.Thực tiễn sinh động ấy đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam là phải bằng con đường cáchmạng nào để bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước theo kịp các nước khu vực. Bên 99TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 4 (2012)cạnh đó, phong trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Cách mạngTháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa xã hội đang trở thành hiện thực và mong ước củahàng triệu con người trên trái đất. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ngày càng ảnhhưởng rộng khắp trên phạm vi thế giới. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của cácdân tộc đang ngày càng phát triển nhanh chóng. Đây là những sự kiện lịch sử chính trịrất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà tư tưởngở Việt Nam nói chung lúc bấy giờ cũng như đối với sự hình thành, phát triển tư tưởngchính trị của Phan Châu Trinh. Ngoài điều kiện về thực tiễn ở trên, để hình thành tư tưởng chính trị của PhanChâu Trinh còn có sự đóng góp của những tiền đề lý luận trong giai đoạn cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là: tư tưởng Tân thư, tư tưởng Canh tân.2.2. Tư tưởng Tân thư với việc hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh Một trong những tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng chính trị của Phan ChâuTrinh là tư tưởng Tân thư, cụ thể là tư tưởng Tân thư ở phương Đông. Tư tưởng Tân thư là một trào lưu tư tưởng truyền bá các học thuyết tiến bộ củanước ngoài vào Việt Nam. Đối lập với Tân thư là Cổ thư, có nội dung văn hoá – giáodục phong kiến truyền thống. Khái niệm “Tân thư” được hiểu là một danh từ khá baoquát để chỉ các sách báo xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam, giai đoạn cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chứa đựng kiến thức mới của châu Âu - Mỹ. Tư tưởng “Tânthư” ảnh hưởng vào nước ta từ hai nguồn, một là nguồn trực tiếp, hai là nguồn gián tiếpthông qua Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó, nguồn gián tiếp là cơ bản nhất. Nhật Bảnsớm chủ động sang các nước Tây Âu để học tập khoa học tiến bộ, đồng thời mời chuyêngia nước ngoài đến đào tạo nguồn nhân lực, truyền bá khoa học, kỹ thuật, … Về khoahọc xã hội, đến năm 1887, Nhật Bản dịch được 633 cuốn sách, chủ yếu là sách tiếngAnh và tiếng Pháp. Vì khó khăn trong tiếp xúc với tiếng Nhật nên chúng ta tiếp thu tưtưởng Tân thư chủ yếu qua sách báo Trung Quốc được dịch từ tiếng Nhật. Do đó, tưtưởng Tân thư vào nước ta đã qua sự khúc xạ của Nhật Bản và Trung Quốc tạo nênnhững biến đổi nhất định về nội dung. Chúng ta biết rằng, chính sự biến chuyển về cơ cấu kinh tế và xã hội cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam là nền tảng vật chất cho sự giao lưu với những trào lưutư tưởng mới. Mặt khác, trước sự tác động của văn minh kỹ thuật phương Tây và sự đedoạ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, …xuất hiện yêu cầu đổi mới. Tư tưởng Tân thư là cơ sở lý luận, đáp ứng được yêu cầu đó,nên tiếp thu tư tưởng Tân thư không phải là sự chủ xướng của một vài cá nhân haynhóm người, mà là một đòi hỏi của lịch sử. Về thực tiễn, Nhật Bản bằng cuộc cải cáchđã trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển, là bằng chứng sinh động của việc tiếp thuTân thư. Như vậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: