
Con người kiếm tìm bản thể trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người kiếm tìm bản thể trong tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki MurakamiTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 50/2021 15 CON NGƯỜI KIẾM TÌM BẢN THỂ TRONG TIỂU THUYẾT RỪNG NAUY CỦA HARUKI MURAKAMI Lương Hải Vân, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Thảo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài báo hướng tới làm rõ hành trình Haruki Murakami bước đi cùng nhân vật trên con đường tìm kiếm bản thể trong cái đa thể cô đơn. Trong Rừng Nauy, con người đã dấn thân nhập cuộc bằng tâm thức và thể xác - những trải nghiệm tính dục để khẳng định vị thế trong cõi nhân sinh. Trải qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Haruki Murakami đã từng bước đưa nhân vật khám phá bản chất hạt nhân của cái “tôi” nằm giữa cái “ta”, thực tế, con người cá thể không thể tách rời cộng đồng nếu muốn khẳng định sự tồn tại thực sự. Từ đó, nhân vật trong Rừng Nauy rũ bỏ những chấp niệm ràng buộc mà vươn lên giải thoát chính mình. Từ khóa: Bản thể, nhân vật, “Rừng Nauy”, Haruki Murakami, tiểu thuyết. Nhận bài ngày 2.5.2021; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.5.2021 Liên hệ tác giả: Lương Hải Vân; Email: lhvan@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã sớm khép lại quá khứ để rộng lòngđón nhận văn hóa phương Tây. Người Nhật trong “giai đoạn mới” lao mình theo guồng máytư bản chủ nghĩa để xác lập cho mình một vị thế đứng đầu thế giới về kinh tế, khoa học côngnghệ... Thế nhưng, theo “guồng máy” ấy, những giá trị con người tinh thần cũng dần bị mờnhạt, con người càng ngày càng nhận thức được sự cô độc giữa cõi nhân sinh, hạt nhân bảnthể ngày càng bị vùi lấp trong u tối. Chính vì thiếu, vì mất nên con người phải kiếm tìm, đểvùi lấp những “lỗ hổng” mà thời đại để lại trong tâm hồn. Haruki Murakami cũng vậy, ôngsử dụng văn chương với các quyền năng không giới hạn của ngôn từ nghệ thuật mà cùngnhân loại tìm kiếm bản lai diện mục. Trong Rừng Nauy, ông đã để nhân vật của mình, conngười mình dấn thân vào trong những trải nghiệm tâm thức, thể xác tính dục từ những mốiquan hệ chằng chịt, những khát khao nhục thể thác loạn để tự mình rũ bỏ chước niệm màhướng mình tới sự cứu rỗi, thanh lọc trong tình yêu và cái chết.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm “Bản thể” “Bản thể là một khái niệm triết học, dịch từ tiếng Hy Lạp: Ousia (nghĩa là hữu thể) và16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIdịch từ tiếng Latinh: Substantia (bởi động từ sub-stare có nghĩa là “trụ ở dưới”, làm nềntảng cho)” [4]. Theo Aristotle, bản thể có thể được xét theo ba bình diện, đó là: logic học,vật lý học và siêu hình học. Trước hết, với bình diện logic học, bản thể là cái không đượcchủ từ khẳng định, cũng không nằm trong chủ từ và đặt ra kết luận: bản thể là phạm trù đầutiên của tồn tại. Tiếp theo là bình diện vật lý học, bản thể rất cụ thể và chủ thể cụ thể đầu tiênmà kinh nghiệm mang lại là chủ thể khả giác, thuộc về giới tự nhiên và là đối tượng của khoahọc. Trong bản thể vật lý, sự biến đổi được diễn ra và sự sinh, sự hoại được giải thích. Từđó, đặt ra kết luận: mọi bản thể vật lý được hợp thành từ chất liệu và mô thức. Trong lýthuyết siêu hình học, Aristotle nói, bản thể có thể được xét từ bốn điểm nhìn: cái bản chất,cái phổ quát, loài, cơ chất. Đối với các nhà triết học hiện sinh, bản thể được thể hiện ở nhânvị. Do đó, đi tìm bản thể tức là khẳng định nhân vị. Trong Rừng Nauy, chúng tôi xác địnhcác nhân vật trong tác phẩm đã “dấn thân” đi trên con đường tìm ý nghĩa cuộc sống, để từđó khẳng định vị trí của mình trong cõi tồn tại nhân sinh.2.2. Con người dấn thân đi tìm ý nghĩa cuộc sống2.2.1. Hành động dấn thân2.2.1.1. Con người dấn thân bằng tâm thức Tiểu thuyết Rừng Nauy lấy bối cảnh là Nhật Bản những năm 60 của thế kỷ XX. Lúcnày, nước Nhật đã bước qua tro tàn chiến tranh sang giai đoạn phát triển kinh tế cực mạnh.Tuy nhiên, những tổn thương chiến tranh vẫn còn (và cho đến nay vẫn tồn tại), những chấnthương và thay đổi dữ dội của thời đại đã tác động mạnh mẽ đến người dân Nhật. Đặc biệt,các thế hệ thanh niên đương thời rơi vào những hoang mang, mất phương hướng trước sựtan vỡ của lý tưởng truyền thống, đả phá các ước lệ đạo đức xã hội, tự hủy hoại bản thân,...Chính vì những vấn đề xuất phát từ sâu thẳm tâm thức, Haruki Murakami để cho nhân vậtbuộc phải bước trên cuộc hành trình “dấn thân” bằng tâm thức. Trong nỗi cô đơn cùng cực,những người trẻ tự chọn cho mình con đường khác nhau để “tồn tại”, để “vùng vẫy” trongcõi sinh thế để rồi đến một lúc nào đó họ chợt nhận ra “ta là ai trong cuộc đời này?”. Cá nhânlà riêng tư, là một tiểu vũ trụ bí ẩn. Trong hành trình hòa nhập, vì sự cách biệt nên bản ngãluôn phải cố gắng hết sức để tìm đến với tha nhân, tìm hơi ấm bầy đàn, để hóa giải sự côđơn. Như ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu thuyết Rừng Nauy Con người kiếm tìm bản thể Nhà văn Haruki Murakami Văn học Nhật Bản Văn hóa phương TâyTài liệu có liên quan:
-
Thơ Haiku trong văn học Nhật Bản
6 trang 146 0 0 -
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 133 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 trang 81 0 0 -
Bài tập thảo luận: Tâm lý học đại cương
12 trang 67 0 0 -
nơi em quay về có tôi đứng đợi: phần 1
135 trang 40 0 0 -
Vai trò của môn lịch sử âm nhạc Phương Tây trong chương trình đào tạo Sư phạm Âm nhạc
5 trang 39 0 0 -
38 trang 37 0 0
-
Như mây bình thản như nước thong dong: Phần 1
104 trang 35 0 0 -
Thuyết minh: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 34 0 0 -
Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay
13 trang 34 0 0 -
36 trang 32 0 0
-
Lịch sử, văn hóa và văn minh phương Tây: Phần 2
407 trang 32 0 0 -
Truyện ngắn Kafka bên bờ biển: Phần 1
274 trang 32 0 0 -
Như mây bình thản như nước thong dong: Phần 2
82 trang 32 0 0 -
Truyện trinh thám - Nhảy, nhảy, nhảy: Phần 1
262 trang 30 0 0 -
Tiểu luận: Xung đột văn hóa Đông Tây
16 trang 30 0 0 -
Công giáo và tiếp xúc văn hóa Đông - Tây
8 trang 28 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản
108 trang 28 0 0 -
Khái niệm và bản chất của văn hóa-2
5 trang 28 0 0 -
Nghiên cứu Văn học Nhật Bản: Phần 1
118 trang 28 0 0