Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel - PGS.TS Đỗ Đức Tuấn
Số trang: 494
Loại file: pdf
Dung lượng: 8.69 MB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên chuyên ngành đầu máy-toa xe trong giai đoạn hiện tại. Giáo trình được chia thành hai phần chính: Phần thứ nhất là phần lý thuyết chung về công nghệ sửa chữa đầu máy và phần thứ hai là phần công nghệ sửa chữa các cụm chi tiết chính của đầu máy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel - PGS.TS Đỗ Đức Tuấn LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel” được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên chuyên ngành đầu máy-toa xe trong giai đoạn hiện tại. Giáo trình được chia thành hai phần chính: Phần thứ nhất là phần lý thuyết chung về công nghệ sửa chữa đầu máy và phần thứ hai là phần công nghệ sửa chữa các cụm chi tiết chính của đầu máy. Trong phần thứ nhất, giới thiệu những kiến thức lý thuyết cơ bản về công nghệ sửa chữa đầu máy như quá trình hao mòn và ảnh hưởng của hao mòn chi tiết tới trạng thái kỹ thuật của đầu máy; các phương pháp làm sạch và kiểm tra trạng thái chi tiết; các phương pháp công nghệ phục hồi và sửa chữa chi tiết, các chỉ dẫn công nghệ về lắp ráp, thử nghiệm cụm chi tiết sau khi sửa chữa. Phần thứ hai, giới thiệu quá trình công nghệ sửa chữa các nhóm chi tiết chính của động cơ diezel như: nhóm pittông-xécmăng-xylanh, nhóm trục khuỷu-tay quay- thanh truyền, nhóm cơ cấu phối khí, hệ thống nhiên liệu, các chi tiết giá xe và bộ phận chạy như khung giá chuyển hướng và bộ trục bánh xe, một số hệ thống phụ của đầu máy, quá trình thử nghiệm động cơ diezel và đầu máy sau khi sửa chữa. Trong khi biên soạn, đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cơ bản có tính chất chung nhất của quá trình công nghệ sửa chữa, phản ảnh có mức độ những tiến bộ - kỹ thuật hiện đại trong ngành sửa chữa đầu máy diezel ở các nước tiên tiến đồng thời có lưu ý tới các điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Giáo trình được biên soạn cho sinh viên hệ đào tạo chính quy dài hạn thuộc các chuyên ngành đầu máy (18.03.10.06) và đầu máy-toa xe (18.03.10.03), có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các hệ đào tạo khác thuộc lĩnh vực đầu máy-toa xe. Mặt khác, giáo trình cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật trong ngành vận tải đường sắt có quan tâm tới lĩnh vực sửa chữa đầu máy-toa xe. Về nội dung cũng như hình thức, giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong nhận được các ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc. HÀ NỘI 8- 2004 PGS.TS. ĐỖ ĐỨC TUẤN Cnsc.3 PHẦN THỨ NHẤT LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI VÀ SỬA CHỮA CHI TIẾT CHƯƠNG I HAO MÒN VÀ HƯ HỎNG CỦA CÁC CHI TIẾT TRÊN ĐẦU MÁY 1.1. Các dạng hư hỏng của chi tiết trên đầu máy diezel Trên đầu máy có rất nhiều loại chi tiết khác nhau, do đó trong quá trình vận dụng, các chi tiết của đầu máy có thể gặp nhiều loại hư hỏng khác nhau, và nguyên nhân của các loại hư hỏng đó cũng hết sức đa dạng. Tuy nhiên, chung quy lại các dạng hư hỏng có thể quy về 3 nhóm chính như sau: - Nhóm thứ nhất: các hư hỏng do hao mòn; - Nhóm thứ hai: các hư hỏng do tác động cơ giới; - Nhóm thứ ba: các hư hỏng do tác dụng hóa nhiệt. 1.1.1. Các dạng hư hỏng do hao mòn Hao mòn là qúa trình tất yếu xảy ra, là không thể tránh khỏi đối với các chi tiết làm việc ở chế độ ma sát kể cả trong trường hợp tuân thủ đầy đủ các quy định về quy trình khai thác và bảo dưỡng sửa chữa. Trong hao mòn lại chia ra: - Hao mòn bình thường (hao mòn dần dần): thông thường có quy luật và có thể xác định được quy luật đó. - Hao mòn không bình thường (hao mòn đột biến như xước, kẹt, xây sát, v.v…): thường xảy ra do không tuân thủ các quy trình kỹ thuật về khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, do không đảm bảo chế độ bôi trơn, do quá tải về nhiệt và các nguyên nhân khác như mòn vẹt, tróc, hao mòn với cường độ quá lớn. Nói chung dạng hao mòn này không có quy luật hoặc rất khó xác định các quy luật đó. 1. Mài mòn cơ học Là kết quả của sự ma sát giữa các bề mặt lắp ghép của chi tiết (píttông cùng xécmăng và ống lót xylanh, cổ trục khuỷu và các ổ đỡ của nó, cổ trục cặp bánh xe và ổ đỡ động cơ điện kéo, v.v...). Do bị mòn nên các kích thước ban đầu của các bề mặt lắp ghép của chi tiết bị thay đổi, còn hình dạng hình học thì bị biến dạng nếu quá trình mài mòn xảy ra không đồng đều. Độ mòn của các chi tiết được xác định bởi các lực (tải trọng) tác dụng lên chúng, trị số khe hở giữa các chi tiết đó và điều kiện bôi trơn của chúng, số lượng và chất lượng vật liệu bôi trơn. Độ mòn còn phụ thuộc vào vật liệu chi tiết, độ bóng gia công bề mặt, chế độ nhiệt luyện v.v... Sự hao mòn của các chi tiết lắp ghép làm giảm chất lượng sử dụng của đầu máy. Thí d do các ụ, xécmăng và rãnh píttông bị mòn nên độ kín của buồng cháy giảm xuống và áp suất nén cũng giảm xuống, do đó công suất của động cơ giảm và tiêu hao nhiên liệu tăng lên; hoặc khi cặp píttông-plông-giơ bơm cao áp bị mòn, khe hở giữa xylanh và píttông của nó tăng lên, do đó lượng nhiên liệu cung cấp trong một chu trình và áp lực phun giảm xuống dẫn đến chất lượng phun kém, cháy không tốt và như vậy hiệu suất nhiệt của động cơ giảm xuống. Quá trình hao mòn của chi tiết đầu máy xảy ra kèm theo các hiện tượng lý- hóa phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhìn chung có thể chia ra những Cnsc.5 dạng hao mòn chủ yếu như: mòn dính (mòn tróc), mòn oxy hóa, mòn do nhiệt, mòn do hạt mài, mòn rỗ (mòn đậu mùa). 2. Mòn dính (mòn tróc) Mòn dính xuất hiện trong trường hợp không có dầu bôi trơn và không có màng ôxy hóa bảo vệ khi các chi tiết ma sát với nhau với vận tốc nhỏ v=1,0 m/s (đối với thép) và tại chỗ tiếp xúc thực tải trọng đơn vị lớn hơn giới hạn chảy của chi tiết. Mòn dính hình thành do các bề mặt kim loại bị biến dạng dẻo và giữa các phần tiếp xúc của các bề mặt phát sinh các liên kết ki ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel - PGS.TS Đỗ Đức Tuấn LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel” được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên chuyên ngành đầu máy-toa xe trong giai đoạn hiện tại. Giáo trình được chia thành hai phần chính: Phần thứ nhất là phần lý thuyết chung về công nghệ sửa chữa đầu máy và phần thứ hai là phần công nghệ sửa chữa các cụm chi tiết chính của đầu máy. Trong phần thứ nhất, giới thiệu những kiến thức lý thuyết cơ bản về công nghệ sửa chữa đầu máy như quá trình hao mòn và ảnh hưởng của hao mòn chi tiết tới trạng thái kỹ thuật của đầu máy; các phương pháp làm sạch và kiểm tra trạng thái chi tiết; các phương pháp công nghệ phục hồi và sửa chữa chi tiết, các chỉ dẫn công nghệ về lắp ráp, thử nghiệm cụm chi tiết sau khi sửa chữa. Phần thứ hai, giới thiệu quá trình công nghệ sửa chữa các nhóm chi tiết chính của động cơ diezel như: nhóm pittông-xécmăng-xylanh, nhóm trục khuỷu-tay quay- thanh truyền, nhóm cơ cấu phối khí, hệ thống nhiên liệu, các chi tiết giá xe và bộ phận chạy như khung giá chuyển hướng và bộ trục bánh xe, một số hệ thống phụ của đầu máy, quá trình thử nghiệm động cơ diezel và đầu máy sau khi sửa chữa. Trong khi biên soạn, đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cơ bản có tính chất chung nhất của quá trình công nghệ sửa chữa, phản ảnh có mức độ những tiến bộ - kỹ thuật hiện đại trong ngành sửa chữa đầu máy diezel ở các nước tiên tiến đồng thời có lưu ý tới các điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Giáo trình được biên soạn cho sinh viên hệ đào tạo chính quy dài hạn thuộc các chuyên ngành đầu máy (18.03.10.06) và đầu máy-toa xe (18.03.10.03), có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các hệ đào tạo khác thuộc lĩnh vực đầu máy-toa xe. Mặt khác, giáo trình cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật trong ngành vận tải đường sắt có quan tâm tới lĩnh vực sửa chữa đầu máy-toa xe. Về nội dung cũng như hình thức, giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong nhận được các ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc. HÀ NỘI 8- 2004 PGS.TS. ĐỖ ĐỨC TUẤN Cnsc.3 PHẦN THỨ NHẤT LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI VÀ SỬA CHỮA CHI TIẾT CHƯƠNG I HAO MÒN VÀ HƯ HỎNG CỦA CÁC CHI TIẾT TRÊN ĐẦU MÁY 1.1. Các dạng hư hỏng của chi tiết trên đầu máy diezel Trên đầu máy có rất nhiều loại chi tiết khác nhau, do đó trong quá trình vận dụng, các chi tiết của đầu máy có thể gặp nhiều loại hư hỏng khác nhau, và nguyên nhân của các loại hư hỏng đó cũng hết sức đa dạng. Tuy nhiên, chung quy lại các dạng hư hỏng có thể quy về 3 nhóm chính như sau: - Nhóm thứ nhất: các hư hỏng do hao mòn; - Nhóm thứ hai: các hư hỏng do tác động cơ giới; - Nhóm thứ ba: các hư hỏng do tác dụng hóa nhiệt. 1.1.1. Các dạng hư hỏng do hao mòn Hao mòn là qúa trình tất yếu xảy ra, là không thể tránh khỏi đối với các chi tiết làm việc ở chế độ ma sát kể cả trong trường hợp tuân thủ đầy đủ các quy định về quy trình khai thác và bảo dưỡng sửa chữa. Trong hao mòn lại chia ra: - Hao mòn bình thường (hao mòn dần dần): thông thường có quy luật và có thể xác định được quy luật đó. - Hao mòn không bình thường (hao mòn đột biến như xước, kẹt, xây sát, v.v…): thường xảy ra do không tuân thủ các quy trình kỹ thuật về khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, do không đảm bảo chế độ bôi trơn, do quá tải về nhiệt và các nguyên nhân khác như mòn vẹt, tróc, hao mòn với cường độ quá lớn. Nói chung dạng hao mòn này không có quy luật hoặc rất khó xác định các quy luật đó. 1. Mài mòn cơ học Là kết quả của sự ma sát giữa các bề mặt lắp ghép của chi tiết (píttông cùng xécmăng và ống lót xylanh, cổ trục khuỷu và các ổ đỡ của nó, cổ trục cặp bánh xe và ổ đỡ động cơ điện kéo, v.v...). Do bị mòn nên các kích thước ban đầu của các bề mặt lắp ghép của chi tiết bị thay đổi, còn hình dạng hình học thì bị biến dạng nếu quá trình mài mòn xảy ra không đồng đều. Độ mòn của các chi tiết được xác định bởi các lực (tải trọng) tác dụng lên chúng, trị số khe hở giữa các chi tiết đó và điều kiện bôi trơn của chúng, số lượng và chất lượng vật liệu bôi trơn. Độ mòn còn phụ thuộc vào vật liệu chi tiết, độ bóng gia công bề mặt, chế độ nhiệt luyện v.v... Sự hao mòn của các chi tiết lắp ghép làm giảm chất lượng sử dụng của đầu máy. Thí d do các ụ, xécmăng và rãnh píttông bị mòn nên độ kín của buồng cháy giảm xuống và áp suất nén cũng giảm xuống, do đó công suất của động cơ giảm và tiêu hao nhiên liệu tăng lên; hoặc khi cặp píttông-plông-giơ bơm cao áp bị mòn, khe hở giữa xylanh và píttông của nó tăng lên, do đó lượng nhiên liệu cung cấp trong một chu trình và áp lực phun giảm xuống dẫn đến chất lượng phun kém, cháy không tốt và như vậy hiệu suất nhiệt của động cơ giảm xuống. Quá trình hao mòn của chi tiết đầu máy xảy ra kèm theo các hiện tượng lý- hóa phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhìn chung có thể chia ra những Cnsc.5 dạng hao mòn chủ yếu như: mòn dính (mòn tróc), mòn oxy hóa, mòn do nhiệt, mòn do hạt mài, mòn rỗ (mòn đậu mùa). 2. Mòn dính (mòn tróc) Mòn dính xuất hiện trong trường hợp không có dầu bôi trơn và không có màng ôxy hóa bảo vệ khi các chi tiết ma sát với nhau với vận tốc nhỏ v=1,0 m/s (đối với thép) và tại chỗ tiếp xúc thực tải trọng đơn vị lớn hơn giới hạn chảy của chi tiết. Mòn dính hình thành do các bề mặt kim loại bị biến dạng dẻo và giữa các phần tiếp xúc của các bề mặt phát sinh các liên kết ki ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sửa chữa ô tô Công nghệ sửa chữa đầu máy diezel Đầu máy diezel Tài liệu đầu máy diezel Tìm hiểu về đầu máy diezel Tài liệu cơ khí chế tạo máyTài liệu có liên quan:
-
Thiết bị kiểm tra khí thải - Máy kiểm tra khí thải MDO 2 LON
5 trang 157 6 0 -
41 trang 110 1 0
-
Bài giảng Hộp số tự động điều khiển điện tử U151E
42 trang 104 0 0 -
Báo cáo thực tập ngành Cơ khí động lực
33 trang 73 0 0 -
78 trang 64 0 0
-
Thiết bị kiểm tra và chuẩn đoán độ trượt ngang Model Minc
7 trang 60 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ - NXB Giáo Dục
463 trang 43 0 0 -
Giáo trình Chi tiết máy - PGS. TS Nguyễn Văn Yến
275 trang 42 0 0 -
67 trang 39 0 0
-
3 trang 32 0 0