Tên chung quốc tế: Cycloserine. Mã ATC: J04A B01. Loại thuốc: Kháng sinh. Dạng thuốc và hàm lượng Nang 250 mg. Dược lý và cơ chế tác dụng Cycloserin là kháng sinh tách ra từStreptomyces orchidaceus hoặc Streptomyces garyphalus và cũng được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Thuốc có cấu trúc giống acid amin D - alanin, vì thế cycloserin ức chế các phản ứng trong đó D - alanin tham gia tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Trong môi trường không có D - alanin, cycloserin ức chế sự phát triển các chủng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cycloserin CycloserinTên chung quốc tế: Cycloserine.Mã ATC: J04A B01.Loại thuốc: Kháng sinh. Dạng thuốc và hàm lượng Nang 250 mg.Dược lý và cơ chế tác dụngCycloserin là kháng sinh tách ra từStreptomyces orchidaceus hoặcStreptomyces garyphalus và cũng được sản xuất bằng phương pháp tổng hợphóa học. Thuốc có cấu trúc giống acid amin D - alanin, vì thế cycloserin ứcchế các phản ứng trong đó D - alanin tham gia tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.Trong môi trường không có D - alanin, cycloserin ức chế sự phát triển cácchủng Enterococcus, Escherichia coli,Staphylococcus aureus, Nocardia, vàChlamydia in vitro. Cycloserin có tác dụng kìm khuẩn hay diệt khuẩn tùytheo nồng độ của thuốc tại vị trí tổn thương và tính nhạy cảm của vi khuẩngây bệnh. ở nồng độ 5 đến 30 microgam/ml cycloserin ức chế sự phát triểnMycobacterium tuberculosis in vitro. Không có sự kháng chéo giữacycloserin với các thuốc chữa lao khác.Người ta đã thấy có hiện tượng kháng thuốc tự nhiên và mắc phải đối vớicycloserin của chủng Mycobacterium tuberculosis trong phòng thí nghiệmvà trên lâm sàng. Các chủngMycobacterium turbeculosis lúc đầu nhạy cảmvới thuốc, kháng thuốc rất nhanh khi sử dụng đơn độc cycloserin trong điềutrị. Kết hợp cycloserin với các thuốc chống lao khác, có thể giảm và phòngtránh được sự kháng thuốc. Cycloserin khi phối hợp với các thuốc hàng đầuchống lao khác (streptomycin, isoniazid, rifampicin, ethambutol,pyrazynamid) đã có tác dụng trong điều trị lao kháng thuốc. Vì tình hìnhkháng thuốc đang lan rộng trên thế giới nên cần phải dùng hạn chếcycloserin, chỉ dành cycloserin để điều trị những người bệnh đã mắc laokháng thuốc.Hiện nay (5/2000), theo Chương trình Chống lao Việt Nam, cycloserin chưađược sử dụng ở Việt Nam vì các thuốc chống lao hàng đầu còn hiệu quả.Sau khi uống, 70% đến 90% cycloserin được hấp thu nhanh chóng. Nồng độđỉnh trong máu đạt được sau 3 - 4 giờ khi uống liều 250 mg và có nồng độ từ20 - 30 microgam/ml khi uống lặp lại liều cách nhau 12 giờ. Chỉ một lượngnhỏ thuốc được tìm thấy sau 12 giờ. Cycloserin phân bố vào hầu hết cácdịch trong cơ thể và trong tế bào. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy, ở phầnlớn người bệnh, xấp xỉ nồng độ thuốc trong máu. Khoảng 50% lượng thuốchấp thu được thải trừ vào nước tiểu ở dạng không đổi trong 12 giờ đầu, trongđó 65% lượng thuốc thải trừ được tái hấp thu ở dạng có hoạt tính sau khoảnghơn 72 giờ. Thuốc rất ít được chuyển hóa. Cycloserin có thể bị tích lũy đếnnồng độ độc ở người bệnh suy thận; có thể Loại thuốc ra khỏi cơ thể bằngthẩm phân máu. Cycloserin dễ qua nhau thai vào màng ối và vào sữa mẹ.Thuốc không gắn với protein huyết tương. Chỉ địnhBệnh lao kháng thuốc (dùng kết hợp với các thuốc chống lao khác). Chốngchỉ địnhQuá mẫn với cycloserin, động kinh, trầm cảm, lo âu nặng, loạn tâm thần, suythận nặng, nghiện rượu. Thận trọngCần lưu ý khi người bệnh dùng quá 500 mg cycloserin/ngày. Cần điều chỉnhliều sao cho nồng độ thuốc trong máu luôn dưới 30 microgam/ml, ngộ độccycloserin liên quan chặt chẽ tới nồng độ thuốc quá nhiều trong máu (trên 30microgam/ml). Thời kỳ mang thaiChỉ dùng khi thật cần thiết. Thời kỳ cho con búDo tiềm năng tác dụng không mong muốn của cycloserin ở trẻ đang bú mẹ,vì vậy nên cho trẻ ngừng bú khi người mẹ cần thiết phải dùng cycloserin.Tác dụng không mong muốn (ADR)Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất thuộc hệ thần kinh trungương, thường xuất hiện nhiều vào 2 tuần đầu điều trị và mất đi khi ngừngthuốc. Các biểu hiện thường thấy là ngủ gà, đau đầu, run rẩy, loạn vận ngôn,chóng mặt, lú lẫn, hốt hoảng, kích thích, trạng thái tâm thần, có ý định tự tử,hoang tưởng, phản ứng giảm trương lực, co giật cơ, rung giật cổ chân, tăngphản xạ, loạn thị, liệt nhẹ, cơn co cứng giật rung hoặc vắng ý thức. Dùngliều cao cycloserin hoặc uống rượu trong khi điều trị sẽ làm tăng nguy cơ cogiật. Rất hiếm gặp viêm gan.Thường gặp, ADR > 1/100Thần kinh trung ương: Ðau đầu, hoa mắt, lo âu, chóng mặt, ngủ gà, run rẩy,co giật, trầm cảm.Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100Thần kinh trung ương: Thay đổi tâm thần, thay đổi nhân cách, kích thích,hung dữ. Hiếm gặp, ADR Máu: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu nguyên hồng cầunhiễm sắt.Chuyển hóa: Giảm hấp thu calci, magnesi; giảm tổng hợp protein.Tác dụng khác: Thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, loạn nhịp tim. Hướngdẫn cách xử trí ADRCác tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương sẽđược giảm nhẹ nếu nồng độ thuốc trong máu không quá 30 microgam/ml.Nếu có các triệu chứng ngộ độc thần kinh cần giảm liều hoặc ngừng t huốc.Có thể giảm nhẹ hoặc phòng tránh một số tác dụng ngộ độc thần kinh bằngcách dùng kết hợp với 100 - 300 mg pyridoxin hydroclorid hàng ngày, chianhỏ liều.Dùng các thuốc chống co giật và an thần để giảm co giật và trạng thái lolắng, run rẩy. Liều lượng và cách dùngDùng theo đường uống, kết hợp với các thuốc chống lao khác để điều trị lao.Người lớn: Bắt đầu 250 mg/lần, 12 giờ một lần, trong 2 tuần đầu sau đó thậntrọng tăng liều, nếu cần, theo nồng độ thuốc trong máu đến khi có đáp ứng,cho đến tối đa 500 mg mỗi 12 giờ (liều hàng ngày cao nhất 15 - 20 mg/kg).Trẻ em: Bắt đầu 10 mg/kg thể trọng một ngày và điều chỉnh liều theo nồngđộ thuốc trong máu và đáp ứng của thuốc.Chú ý: Phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu, đặc biệt đối với người suythận hoặc khi dùng liều vượt quá 500 mg/ngày hoặc có dấu hiệu ngộ độc.Nồng độ thuốc trong máu không được vượt quá 30microgam/ml. Người bệnh suy thận (độ thanh thải creatinin < 50 ml/phút{0,83 ml/giây}) không nên sử dụng cycloserin do tăng nguy cơ ngộ độc thầnkinh. Tương tác thuốcCycloserin làm tăng tác dụng của rượu và phenytoin. Tác dụng không mongmuốn của cycloserin đối với hệ thần kinh trung ương tăng lên khi dùng phốihợp với isoniazid và ethionamid.Cycloserin có tính đối kháng với ...
Cycloserin
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.31 KB
Lượt xem: 2
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dược học thuốc y học tài liệu về thuốc hoạt tính y dược các loại thuốc thông thườngTài liệu có liên quan:
-
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 4 : KIM QUĨ CHÂN NGÔN LUẬN
5 trang 64 0 0 -
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 31: NHIỆT BỆNH
5 trang 62 0 0 -
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 63: NGŨ VỊ LUẬN
4 trang 62 0 0 -
Y học cổ truyền kinh điển - sách Tố Vấn: Thiên 2 : TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN
5 trang 61 0 0 -
7 trang 48 0 0
-
5 trang 40 0 0
-
5 trang 38 0 0
-
5 trang 36 0 0
-
Section V - Drugs Affecting Renal and Cardiovascular Function
281 trang 34 0 0