Danh mục tài liệu

Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 63: NGŨ VỊ LUẬN

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.52 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu y học cổ truyền kinh điển - sách linh khu: thiên 63: ngũ vị luận, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 63: NGŨ VỊ LUẬN THIÊN 63: NGŨ VỊ LUẬNHoàng Đế hỏi Thiếu Du: Ngũ vị khi ăn vào miệng, mỗi loại đều có nơi để nóquay về, mỗi loại đều có thể bệnh riêng[1]. Vị chua đi về cân khí, nếu ăn quánhiều vị chua sẽ làm cho thành chứng tiểu bí (lung)[2]; Vị mặn đi về huyết,nếu ăn quá nhiều vị mặn sẽ làm cho thành chứng khát nước[3]; Vị cay đi vềkhí, nếu ăn quá nhiều vị cay sẽ thành chứng động tâm[4]; Vị đắng đi về cốt,nếu ăn qúa nhiều vị đắng sẽ l àm cho thành chứng nôn[5]; Vị ngọt đi về nhục,nếu ăn quá nhiều vị ngọt sẽ làm cho thành chứng Tâm bứt rứt[6]. Ta biếtnhững gì xảy ra về chúng, nhưng ta không biết do đâu mà thành như vậy?[7].Ta mong được nghe giải thích về những nguy ên nhân gây ra đó”[8].Thiếu Du đáp: “Vị chua nhập vào đến Vị, khí của nó rít lại có tác dụng th uliễm, lên trên đến lưỡng tiêu (Trung và Thượng), không còn có thể xuất hoặcnhập được nữa, không xuất được, tức là sẽ lưu lại trong Vị, nếu trong Vị ônhòa không tích lại được, nó sẽ xuống dưới rót vào Bàng quang, bọc của Bàngquang mỏng và mềm, khi có vị chua sẽ co rút lại, ràng buộc không thông, thủyđạo không vận hành, do đó mà sẽ bị chứng tiểu bí (lung)[9] .Âm khí tức bộphận sinh dục là nơi tích t ụ của cân khí, cho nên vị chua nhập vào sẽ đi đến(tông) cân vậy”[10].Hoàng Đế hỏi: Vị mặn khi nhập vào đến Vị, khí của nó đi lên trên để đi vàoTrung tiêu, rót vào các mạch để rồi huyết khí của mạch đ ưa đi, khi huyết và vịmặn cùng hợp vào nhau sẽ làm cho ngưng trệ, ngưng trệ thì nước trấp trong Vịphải rót vào để tư nhuận, và vì phải rót vào cho nên thủy dịch trong Vị bị kiệt,thì con đường của yết hầu phải khô, vì thế cuống lưỡi bị khô và hay khátnước[11]. Huyết mạch là con đường vận hành của Trung tiêu, vì thế nếu vịmặn nhập vào phải đi đến huyết vậy”[12].Hoàng Đế hỏi: Vị cay đi về khí, nếu ăn nhiều vị cay sẽ làm thành chứng độngTâm, tại sao vậy ?”[13].Thiếu Du đáp: “Vị cay nhập vào Vị, khí của nó chạy lên đến Thượng tiêu,Thượng tiêu là nơi nhận lấy khí để mở rộng đi đến các vùng Dương của thânthể[14]. Gừng và rau hẹ, khí của nó chưng cất lên trên, khiến cho khí doanh vệluôn luôn nhận lấy sự (sự kích thích ấy), l ưu lại lâu ngày ở dưới Tâm, khiếncho thành chứng động Tâm[15]. Vị cay và khí cùng đi chung nhau, vì thế vịcay vào sẽ cùng đi ra ngoài với mồ hôi vậy”[16].Hoàng Đế hỏi: Vị đắng đi về cốt, nếu ăn nhiều vị đắng sẽ làm cho người ta bịnôn, tại sao vậy ?”[17].Thiếu Du đáp: “Vị đắng nhập vào Vị, khí của ngũ cốc không thắng đ ược vịđắng, vị đắng nhập vào vùng Hạ hoãn làm cho con đường vận hành của Tamtiêu bị bế tắc không thông, vì thế thành chứng nôn[18]. Răng l à nơi chấm dứtcủa cốt, vì thế vị đắng vào sẽ đi theo cốt, vì thế vị đắng nhập vào rồi lại quaytrở ra bằng miệng và răng, cho ta biết vị đắng là quay về cốt vậy” [19].Hoàng Đế hỏi: Vị ngọt đi về nhục, nếu ăn nhiều vị ngọt sẽ làm cho người tabứt rứt ở Tâm, tại sao vậy ?”[20].Thiếu Du đáp: “Vị ngọt nhập vào Vị, khí của nó nhược và tiểu, không thể lêntrên đến Thượng tiêu, nó sẽ cùng với cốc khí lưu lại ở trong Vị, sẽ làm chotrong Vị bị mềm và lơi lỏng[21]. Khi mà Vị bị mềm (nhu) thì sẽ lơi lỏng, lơilỏng thì trùng sẽ động lên, trùng động lên thì sẽ làm cho Tâm bị bứt rứt[22].Khí của vị ngọt, bên ngoài không thông v ới nhục, vì thế mới nói vị ngọt đi theovới nhục”[23]

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: