Danh mục tài liệu

Đa dạng chi riềng (allpinia) và sa nhân (amomum) thuộc họ gừng (zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 582.26 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 40 loài của 2 chi này phân bố ở Bắc Trung Bộ, trong đó có 6 loài bổ sung cho khu vực Bắc Trung Bộ và 2 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Môi trường sống của các loài trong 2 chi này chủ yếu ở dưới tán rừng với 33 loài, tiếp đến là rừng thứ sinh với 27 loài, ven suối và trảng cây bụi cùng với 17 loài và thấp nhất là rừng nguyên sinh với 5 loài. Các loài cây thuộc chi Alpinia và Amomum ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như cho tinh dầu với 36 loài, làm thuốc với 30 loài, làm gia vị với 10 loài và ăn được với 6 loài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng chi riềng (allpinia) và sa nhân (amomum) thuộc họ gừng (zingiberaceae) ở Bắc Trung BộTạp chí KHLN 4/2015 (4021 - 4026)©: Viện KHLNVN - VAFSISSN: 1859 - 0373Đăng tải tại: www.vafs.gov.vnĐA DẠNG CHI RIỀNG (Allpinia) VÀ SA NHÂN (Amomum)THUỘC HỌ GỪNG (Zingiberaceae) Ở BẮC TRUNG BỘLê Thị Hương1*, Trần Thế Bách21Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh2Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamTÓM TẮTTừ khóa: Chi Riềng, Sanhân, đa dạng, họ Gừng,Bắc Trung BộTrên thế giới, chi Alpinia có khoảng 230 loài và Amomum có khoảng 150loài. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Namchi Alpinia có 31 loài và chi Amomum có 21 loài. Kết quả nghiên cứu đãxác định được 40 loài của 2 chi này phân bố ở Bắc Trung Bộ, trong đó có 6loài bổ sung cho khu vực Bắc Trung Bộ và 2 loài bổ sung cho hệ thực vậtViệt Nam. Môi trường sống của các loài trong 2 chi này chủ yếu ở dưới tánrừng với 33 loài, tiếp đến là rừng thứ sinh với 27 loài, ven suối và trảng câybụi cùng với 17 loài và thấp nhất là rừng nguyên sinh với 5 loài. Các loàicây thuộc chi Alpinia và Amomum ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sửdụng khác nhau như cho tinh dầu với 36 loài, làm thuốc với 30 loài, làm giavị với 10 loài và ăn được với 6 loài. Yếu tố địa lý của 2 chi ở khu vựcnghiên cứu có 3 yếu tố địa lý chính, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 45,0%;yếu tố ôn đới chiếm 7,5%, yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu chiếm 45,0%.Diversity of the genera Alpinia and Amomum (Zingiberaceae) in NorthCenter VietnamKeywords: Alpinia,Amomum, diversity,Zingiberaceae, NorthCenter VietnamThe genus Alpinia about 230 species and Amomum about 150 species. Theyare distributed in the tropics and subtropics. In Vietnam genus Alpinia about31 species and genus Amomum about 21 species. Study result of diversity ofgenera Alpinia and Amomum (Zingiberaceae) in North Centre of Viet Namreported, 40 species among more than 51 reported species. There are 6species new record for list of North center Vietnam (2011) and 2 speciesnew record for flora of Vietnam. These plants are used to treat differentdiseases that we grouped into: 30 species for medicinal plants, 6 speciesedible, 36 species for essential oils plants, 10 species for spice. There are 5major habitats: forest, light forest, subforest, along streams. The distributionof Alpinia and Amomum species in North Centre of Viet Nam are mainlycomprised of the tropical Asia element (45.0%), temperate element (7.5%)and endemic element (45.0%).4021Tạp chí KHLN 2015Lê Thị Hương et al., 2015(4)I. ĐẶT VẤN ĐỀChi Riềng (Alpinia) có khoảng 230 loài và Sanhân (Amomum) có khoảng 150, là 2 chi lớncủa họ Gừng (Zingiberaceae), phân bố chủ yếuở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ởNam và Đông Nam châu Á, châu Úc, một sốloài phân bố ở vùng ôn đới (Jiang Ke et al.,2000; Nguyễn Quốc Bình, 2011). Ở Việt Namchi Riềng (Alpinia) có khoảng 31 loài và Sanhân (Amomum) có khoảng 21 loài, các loàitrong 2 chi này chủ yếu sống dưới tán rừng,khe suối, nơi ẩm ướt,... (Nguyễn Quốc Bình,2011; Phạm Hoàng Hộ, 2000). Nhiều loàitrong 2 chi này được sử dụng trong các lĩnhvực y học, dược phẩm, công nghệ thựcphẩm,... (Võ Văn Chi, 2012; Đỗ Tất Lợi,1999; Trần Đình Lý et al., 1993). Từ trước tớinay đã có một số công trình nghiên cứu về họGừng nói chung ở các khu vực khác nhau củacả nước. Tuy nhiên, chưa có công trình nào cụthể ở các khu vực khác nhau đặc biệt BắcTrường Sơn là một trong những trung tâm đadạng của Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu chiRiềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum) của họGừng (Zingiberaceae) để có cơ sở khoa họcnhằm khai thác, sử dụng và bảo tồn bền vữngnguồn tài nguyên thực vật đã và đang là mốiquan tâm lớn của các nhà khoa học. Bài báonày nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu vềtính đa dạng của chi Riềng (Alpinia) và Sanhân (Amomum) ở Bắc Trung Bộ.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứuVật liệu là các loài trong chi Riềng (Alpinia) vàSa nhân (Amomum) phân bố ở Bắc Trung Bộ;tổng số mẫu thu được là 500; mẫu được lưu trữtại Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh.2.2. Phương pháp nghiên cứuMẫu vật được thu thập theo phương phápnghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)được thực hiện từ năm 2011 đến 2015.- Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái sosánh dựa vào các khóa định loại, bản mô tảtrong các tài liệu của Cây cỏ Việt Nam, Quyển3 (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Phân loại họ Gừng(Zingiberaceae) ở Việt Nam (Nguyễn QuốcBình, 2011), Thực vật chí Trung Quốc (JiangKe et al., 2000),...- Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phươngpháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) và cáctài liệu của Từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi,2012), 1900 loài cây có ích (Trần Đình Lý etal., 1993), Những cây thuốc và vị thuốc ViệtNam (Đỗ Tất Lợi, 1999), Phân loại họ Gừng(Zingiberaceae) ở Việt Nam (Nguyễn QuốcBình, 2011). Đánh giá yếu tố địa lý theoPhương pháp nghiên cứu thực vật (NguyễnNghĩa Thìn, 20 ...