Đa dạng thành phần loài chim khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.41 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đa dạng thành phần loài chim khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam được nghiên cứu nhằm đánh giá đa dạng sinh học hệ động vật và thực vật trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài chim khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHIM KHU VỰC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA, TỈNH KHÁNH HÒA, VIỆT NAM PHẠM HỒNG PHƯƠNG (1), LÊ XUÂN ĐẮC (1), ĐINH THẾ DŨNG (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Sau những năm 80 của thế kỷ XX, các hoạt động khảo sát về điều kiện tự nhiên, môi trường biển, nguồn lợi biển và đa dạng sinh học hệ động thực vật khu vực này được đẩy mạnh. Nhiều chuyến khảo sát thuộc các Chương trình, Dự án điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước, cấp Bộ được thực hiện trong những năm 1980 - 1997 và các năm 2001- 2002, như Chương trình hợp tác Việt - Xô đã sử dụng hai tầu Kallisto và Berill khảo sát rạn san hô vào tháng 4 năm 1981 tại các đảo Trường Sa và Sinh Tồn; Chương trình nghiên cứu biển 48-B, Chương trình Biển Đông - Hải đảo... Đặc biệt các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2005 - 2008 của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, đã bổ sung đáng kể đặc điểm tài nguyên đa dạng sinh học của quần đảo Trường Sa [1]. Bên cạnh những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, các nhà khoa học trên thế giới cũng đã công bố về sự đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng biển quần đảo Trường Sa [1]. Trong những năm trước đây, nghiên cứu về chim quần đảo Trường Sa nói chung đã được tiến hành. Theo Báo cáo kết quả Chương trình 48-B (1991), trên Đá Lát đã ghi nhận được 4 loài chim (Chim điên bụng trắng, Gà đồng, Nhàn mào và Nhàn đầu xám) [2]. Tổ chức BirdLife International năm 2001 đã ghi nhận được 35 loài chim biển cư ngụ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ở trạng thái dừng nghỉ, sinh sản và trú đông [1]. Tuy nhiên, những kết quả đã công bố chưa thực sự đầy đủ về thành phần loài, hiện trạng quần thể trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 2020 và 2021, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tiến hành các đợt khảo sát đa dạng các loài chim thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một trong những nhiệm vụ của Đề tài KCB-TS-04, thuộc Chương trình KCB -TS: 2020-2023, nhằm đánh giá đa dạng sinh học hệ động vật và thực vật trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng - Các loài chim phân bố khu vực quần đảo Trường Sa, Việt Nam. - Thời gian: Đã tiến hành khảo sát trong 2 đợt với tổng thời gian là 70 ngày. Đợt 1 từ ngày 13/10 - 21/11/2020 (mùa mưa), đợt 2 từ ngày 16/5 - 21/6/2021 (mùa khô). - Địa điểm: quần đảo Trường Sa, có tọa độ địa lý 6°30’ đến 12°00’ vĩ Bắc, 111°00’ đến 117°20’ kinh Đông (Hình 1), cách đất liền về phía Đông Nam khoảng 250 hải lý. Về mặt hành chính quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Điều tra khảo sát các loài chim được tiến hành trên 9 đảo nổi và một số vùng biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. 34 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 29, 12-2022 Nghiên cứu khoa học công nghệ Hình 1. Quần đảo Trường Sa 2.2. Phương pháp Nghiên cứu thực địa tại các khu vực đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa được tiến hành trong khoảng từ 5 giờ đến 11 giờ và từ 15 giờ đến 18 giờ hàng ngày, đây là khung thời gian mà các loài chim hoạt động nhiều nhất trong ngày. Tại các đảo nổi tiến hành công việc nghiên cứu thực địa trên toàn bộ phần nổi và vùng biển nông thuộc viền rạn của các đảo, bao gồm các sinh cảnh: thảm cỏ, cây bụi, cây thân gỗ, bãi cát, bãi san hô cạn và khu vực công trình xây dựng, nhà ở. Phương pháp tiến hành bằng cách đi bộ với tốc độ trung bình khoảng 1,5 km/h, quan sát, chụp ảnh để ghi nhận các loài chim. Với các loài chim phân bố và kiếm ăn ở các bãi cạn và vùng biển gần các đảo được quan sát và ghi nhận hình ảnh với các xuồng máy và tàu khi di chuyển giữa các đảo. Dụng cụ nghiên cứu gồm ống nhòm Nikkon (10 × 42), máy chụp hình Nikon D5 + Tele 500mm. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát còn sử dụng thiết bị phát âm thanh (tiếng chim) dụ chim về gần để quan sát và chụp ảnh. Định danh loài bằng phương pháp phân loại hình thái, tên khoa học và hệ thống phân loại theo các tài liệu Nguyễn Cử và cộng sự [3], Lê Mạnh Hùng [4], Robson et al. [5, 6], Robson [7] và Clements et al. [8]. Tên phổ thông tiếng Việt sử dụng theo Võ Quý và Nguyễn Cử [9]. Tình trạng bảo tồn loài được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam [10], Nghị định 84/2021/NĐ-CP [11], Danh lục Đỏ IUCN [12]. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Kết quả thu được qua 2 đợt khảo sát tại quần đảo Trường Sa đã ghi nhận được tổng cộng 110 loài chim thuộc 34 họ và 13 bộ. Trong đó đợt khảo sát thứ nhất vào tháng 10 và 11 năm 2020 (mùa mưa) ghi nhận được số lượng loài cao với 101 loài, nhưng đợt khảo sát thứ hai vào tháng 5 và 6 năm 2021 (mùa khô) chi ghi nhận được 43 loài, tuy nhiên có 9 loài chưa ghi nhận trong đợt khảo sát thứ nhất (Bảng 1). Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 29, 12-2022 35 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 1. Danh lục thành phần loài chim khu vực quần đảo Trường Sa (Ghi nhận trong năm 2020 và 2021) TT Tên phổ thông - Tên khoa học TT Tên phổ thông - Tên khoa học I. BỘ YẾN - APODIFORMES 17 Choi choi nhỏ - Charadrius dubius (Scopoli, 1786)1 1. Họ Yến -Apodidae 18 Choi choi vàng Pluvialis fulva (Gmelin, 1789)1 1 Yến hông xám Aerodramus germani (Thunberg, 1812)1,2 19 Choi choi xám - Pluvialis squatarola (Linnaeus, 1758)1 II. BỘ CU CU - CUCULIFORMES 7. Họ Rẽ - Sco ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài chim khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHIM KHU VỰC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA, TỈNH KHÁNH HÒA, VIỆT NAM PHẠM HỒNG PHƯƠNG (1), LÊ XUÂN ĐẮC (1), ĐINH THẾ DŨNG (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Sau những năm 80 của thế kỷ XX, các hoạt động khảo sát về điều kiện tự nhiên, môi trường biển, nguồn lợi biển và đa dạng sinh học hệ động thực vật khu vực này được đẩy mạnh. Nhiều chuyến khảo sát thuộc các Chương trình, Dự án điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước, cấp Bộ được thực hiện trong những năm 1980 - 1997 và các năm 2001- 2002, như Chương trình hợp tác Việt - Xô đã sử dụng hai tầu Kallisto và Berill khảo sát rạn san hô vào tháng 4 năm 1981 tại các đảo Trường Sa và Sinh Tồn; Chương trình nghiên cứu biển 48-B, Chương trình Biển Đông - Hải đảo... Đặc biệt các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2005 - 2008 của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, đã bổ sung đáng kể đặc điểm tài nguyên đa dạng sinh học của quần đảo Trường Sa [1]. Bên cạnh những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, các nhà khoa học trên thế giới cũng đã công bố về sự đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng biển quần đảo Trường Sa [1]. Trong những năm trước đây, nghiên cứu về chim quần đảo Trường Sa nói chung đã được tiến hành. Theo Báo cáo kết quả Chương trình 48-B (1991), trên Đá Lát đã ghi nhận được 4 loài chim (Chim điên bụng trắng, Gà đồng, Nhàn mào và Nhàn đầu xám) [2]. Tổ chức BirdLife International năm 2001 đã ghi nhận được 35 loài chim biển cư ngụ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ở trạng thái dừng nghỉ, sinh sản và trú đông [1]. Tuy nhiên, những kết quả đã công bố chưa thực sự đầy đủ về thành phần loài, hiện trạng quần thể trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 2020 và 2021, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tiến hành các đợt khảo sát đa dạng các loài chim thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một trong những nhiệm vụ của Đề tài KCB-TS-04, thuộc Chương trình KCB -TS: 2020-2023, nhằm đánh giá đa dạng sinh học hệ động vật và thực vật trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng - Các loài chim phân bố khu vực quần đảo Trường Sa, Việt Nam. - Thời gian: Đã tiến hành khảo sát trong 2 đợt với tổng thời gian là 70 ngày. Đợt 1 từ ngày 13/10 - 21/11/2020 (mùa mưa), đợt 2 từ ngày 16/5 - 21/6/2021 (mùa khô). - Địa điểm: quần đảo Trường Sa, có tọa độ địa lý 6°30’ đến 12°00’ vĩ Bắc, 111°00’ đến 117°20’ kinh Đông (Hình 1), cách đất liền về phía Đông Nam khoảng 250 hải lý. Về mặt hành chính quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Điều tra khảo sát các loài chim được tiến hành trên 9 đảo nổi và một số vùng biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. 34 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 29, 12-2022 Nghiên cứu khoa học công nghệ Hình 1. Quần đảo Trường Sa 2.2. Phương pháp Nghiên cứu thực địa tại các khu vực đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa được tiến hành trong khoảng từ 5 giờ đến 11 giờ và từ 15 giờ đến 18 giờ hàng ngày, đây là khung thời gian mà các loài chim hoạt động nhiều nhất trong ngày. Tại các đảo nổi tiến hành công việc nghiên cứu thực địa trên toàn bộ phần nổi và vùng biển nông thuộc viền rạn của các đảo, bao gồm các sinh cảnh: thảm cỏ, cây bụi, cây thân gỗ, bãi cát, bãi san hô cạn và khu vực công trình xây dựng, nhà ở. Phương pháp tiến hành bằng cách đi bộ với tốc độ trung bình khoảng 1,5 km/h, quan sát, chụp ảnh để ghi nhận các loài chim. Với các loài chim phân bố và kiếm ăn ở các bãi cạn và vùng biển gần các đảo được quan sát và ghi nhận hình ảnh với các xuồng máy và tàu khi di chuyển giữa các đảo. Dụng cụ nghiên cứu gồm ống nhòm Nikkon (10 × 42), máy chụp hình Nikon D5 + Tele 500mm. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát còn sử dụng thiết bị phát âm thanh (tiếng chim) dụ chim về gần để quan sát và chụp ảnh. Định danh loài bằng phương pháp phân loại hình thái, tên khoa học và hệ thống phân loại theo các tài liệu Nguyễn Cử và cộng sự [3], Lê Mạnh Hùng [4], Robson et al. [5, 6], Robson [7] và Clements et al. [8]. Tên phổ thông tiếng Việt sử dụng theo Võ Quý và Nguyễn Cử [9]. Tình trạng bảo tồn loài được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam [10], Nghị định 84/2021/NĐ-CP [11], Danh lục Đỏ IUCN [12]. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Kết quả thu được qua 2 đợt khảo sát tại quần đảo Trường Sa đã ghi nhận được tổng cộng 110 loài chim thuộc 34 họ và 13 bộ. Trong đó đợt khảo sát thứ nhất vào tháng 10 và 11 năm 2020 (mùa mưa) ghi nhận được số lượng loài cao với 101 loài, nhưng đợt khảo sát thứ hai vào tháng 5 và 6 năm 2021 (mùa khô) chi ghi nhận được 43 loài, tuy nhiên có 9 loài chưa ghi nhận trong đợt khảo sát thứ nhất (Bảng 1). Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 29, 12-2022 35 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 1. Danh lục thành phần loài chim khu vực quần đảo Trường Sa (Ghi nhận trong năm 2020 và 2021) TT Tên phổ thông - Tên khoa học TT Tên phổ thông - Tên khoa học I. BỘ YẾN - APODIFORMES 17 Choi choi nhỏ - Charadrius dubius (Scopoli, 1786)1 1. Họ Yến -Apodidae 18 Choi choi vàng Pluvialis fulva (Gmelin, 1789)1 1 Yến hông xám Aerodramus germani (Thunberg, 1812)1,2 19 Choi choi xám - Pluvialis squatarola (Linnaeus, 1758)1 II. BỘ CU CU - CUCULIFORMES 7. Họ Rẽ - Sco ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đa dạng thành phần loài chim Đa dạng sinh học hệ động vật Tài nguyên thiên nhiên vùng quần đảo Danh lục chim Việt Nam Sáo đá má hung Choắt lùn đuôi xámTài liệu có liên quan:
-
67 trang 30 0 0
-
Đa dạng thành phần loài chim ở hai công viên trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
8 trang 24 0 0 -
Đa dạng thành phần loài chim ở tỉnh Cà Mau
8 trang 22 0 0 -
Đa dạng thành phần loài chim ở quận Hoàn Kiếm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
10 trang 21 0 0 -
Đa dạng thành phần loài chim ở khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình
9 trang 18 0 0 -
5 trang 12 0 0
-
Đa dạng thành phần loài chim ở Vườn chim Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
7 trang 10 0 0