Nghiên cứu tại Vườn chim Đào Mỹ với diện tích 3 ha nằm trên địa phận thôn Tân Phúc, xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian 2017 - 2018 đã xác định có 32 loài chim thuộc 29 giống, 18 họ, 8 bộ, bao gồm 21 loài định cư, 11 loài di cư trú đông. Họ đa dạng nhất là họ Diệc - Ardeidae với 5 loài. Có 1 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là loài Cò nhạn - Anastomus oscitans.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài chim ở Vườn chim Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0070
Natural Sciences 2021, Volume 66, Issue 4F, pp. 75-81
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở VƯỜN CHIM ĐÀO MỸ,
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG
Trần Thùy Linh, Nguyễn Lân Hùng Sơn*, Nguyễn Thanh Vân và Đỗ Thị Hồng
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nghiên cứu tại Vườn chim Đào Mỹ với diện tích 3 ha nằm trên địa phận thôn Tân
Phúc, xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian 2017 - 2018 đã xác
định có 32 loài chim thuộc 29 giống, 18 họ, 8 bộ, bao gồm 21 loài định cư, 11 loài di cư trú
đông. Họ đa dạng nhất là họ Diệc - Ardeidae với 5 loài. Có 1 loài quý hiếm có giá trị bảo
tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là loài Cò nhạn - Anastomus oscitans. Có 6 loài
chim nước cư trú và làm tổ tập đoàn với số lượng lớn tại vườn chim: Cò trắng, Cò bợ, Cò
ruồi, Vạc, Cò ngàng nhỡ và Cò nhạn, nhiều nhất là loài Cò trắng. Có sự phân tầng khu vực
trú và làm tổ của các loài chim nước theo thảm thực vật trong vườn. Chim chủ yếu làm tổ
và trú ngụ trên cây bạch đàn và tre. Là một vườn chim hình thành trên đất sở hữu của hộ gia
đình nên để bảo tồn vườn chim lâu bền cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các
tổ chức để đầu tư tu bổ cây xanh trong vườn đồng thời chống lại nạn săn bắt chim ở khu
vực xung quanh vườn đặc biệt là vào mùa sinh sản.
Từ khóa: thành phần loài chim, đa dạng, phong phú, tập đoàn, Đào Mỹ, Bắc Giang.
1. Mở đầu
Hệ thống sân chim, vườn chim là một nét độc đáo trong tính đa dạng sinh học của hệ sinh
thái vùng đồng bằng ở nước ta. Các sân chim, vườn chim chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng. Ở miền Bắc nhiều vườn chim nổi tiếng thu hút nhiều
khách du lịch đến thăm quan như Vườn cò Ngọc Nhị (Hà Nội), Đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương),
vườn cò Hải Lựu (Vĩnh Phúc), vườn cò Chí Hòa (Thái Bình), vườn chim Thung Nham (Ninh Bình),
đảo cò công viên Nam Hòa (thành phố Hưng Yên), vườn cò Đông Xuyên (Bắc Ninh),... Riêng ở
tỉnh Bắc Giang có đến 4 vườn cò: vườn cò Vụ Nông (huyện Hiệp Hòa), vườn cò Hồ Biềng
(huyện Lục Ngạn), vườn cò Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang (huyện Việt Yên) và vườn cò
Đào Mỹ (huyện Lạng Giang) [1]. Đa số các vườn cò nằm trên diện tích đất do hộ gia đình quản lí.
Vườn cò Đào Mỹ là một ví dụ điển hình. Vườn cò với diện tích 3 ha ở thôn Tân Phúc, xã Đào Mỹ,
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trên diện tích đất sở hữu của gia đình ông Đặng Đình
Quyền. Chim về làm tổ tại vườn từ những năm 1980, sau nhiều năm số lượng chim về vườn làm
tổ tập đoàn ngày càng nhiều. Trong vườn có một ao nhỏ, bao xung quanh là tre và bạch đàn. Sau
này gia đình ông có trồng thêm vải, nhãn và một số cây ăn quả khác. Vườn chim Đào Mỹ thực
sự là một tài nguyên quý thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Lạng Giang và cần được nghiên cứu
làm rõ giá trị đa dạng sinh học để địa phương cùng với cộng đồng xây dựng kế hoạch nỗ lực
chung tay cùng bảo tồn.
Ngày nhận bài: 6/8/2021. Ngày sửa bài: 15/10/2021. Ngày nhận đăng: 22/10/2021.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Lân Hùng Sơn. Địa chỉ e-mail: sonnlh@hnue.edu.vn
75
Trần Thùy Linh, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân và Đỗ Thị Hồng
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Vườn chim Đào Mỹ với diện tích 3 ha nằm về phía Tây Bắc của huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang, cách dòng sông Thương khoảng 2 km về phía Tây. Trung tâm vườn có tọa độ địa lí:
21024’39,96” vĩ độ Bắc và 106012’35,34” kinh độ Đông. Xung quanh vườn chim là cánh đồng
canh tác nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Nghiên cứu chim tại vườn chim được thực hiện
từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018 với 4 đợt thực địa trong thời gian 15 ngày.
Thành phần loài chim ở vườn chim được ghi nhận qua quan sát trực tiếp ở trong và xung
quanh vườn có sử dụng ống nhóm Steiner (Đức) SkyHawk Pro 10x42, máy chụp hình siêu
zoom 83X Nikon P900 (24 - 2000 mm). Quan sát được tiến hành từ 5h00 đến 18h00. Tọa độ
điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị GPS Garmin 76CSx. Số lượng chim về vườn
trú ngụ được xác định ước lượng qua hai điểm đếm theo hai hướng chính chim bay về vườn vào
buổi chiều đó là hướng bắc và hướng tây. Cách đếm chim theo phương pháp của Colin Bibbly
et al. (2000) [2]. Với các đàn ít cá thể có thể đếm trực tiếp, với đàn lớn có thể sử dụng máy
quay, chụp và kiểm đếm qua hình ảnh. Sử dụng một số tài liệu để nhận dạng nhanh các loài
chim ngoài thiên nhiên như: Robson (2015) [3], Craik R., L.Q.Minh (2018) [4]. Tên khoa học,
tên phổ thông các loài chim theo Danh lục chim Việt Nam (2011) [5]. Danh lục các loài chim
ghi nhận được sắp xếp theo hệ thống Danh lục chim thế giới được giới thiệu bởi del Hoyo.J ed.
(2020) [6].
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thành phần loài chim
Kết quả điều tra trong năm 2017 và 2018 đã ghi nhận ở vườn chim Đào Mỹ, huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang có 32 loài chim thuộc 8 bộ, 18 họ và 29 giống (Bảng 1). Một số loài
chim được minh họa từ Hình 1 đến Hình 6. Trong số đó có 21 loài chim là loài định cư và 11
loài chim là loài di cư trú đông.
Bảng 1. Thành phần loài chim ghi nhận ở Vườn chim Đào Mỹ,
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Stt Tên phổ thông và Tên khoa học Hiện trạng
tên tiếng Anh
I. BỘ BỒ CÂU COLUMBIFORMES
1. Họ Bồ câu Columbidae
Doves, Pegeons
1 Cu gáy Streptopelia chinensis R
Spotted-necked Dove (Scopoli, 1768)
II. ...
Đa dạng thành phần loài chim ở Vườn chim Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 502.51 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống sân chim Đa dạng thành phần loài chim Vườn chim Đào Mỹ Loài Cò nhạn Danh lục chim Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Đa dạng thành phần loài chim ở hai công viên trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
8 trang 24 0 0 -
Đa dạng thành phần loài chim ở tỉnh Cà Mau
8 trang 22 0 0 -
Đa dạng thành phần loài chim ở quận Hoàn Kiếm và quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
10 trang 21 0 0 -
Đa dạng thành phần loài chim ở khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình
9 trang 18 0 0 -
Đa dạng thành phần loài chim khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
9 trang 14 0 0