Danh mục tài liệu

Đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.21 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính" áp dụng đối với 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia định TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính mức độ III, IV theo phân loại chức năng của Hiệp Hội Tim Nữu Ước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI CỦA HUYẾT KHỐI   TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH  Huỳnh Văn Ân*, Nguyễn Oanh Oanh**  TÓM TẮT  Mục  tiêu  nghiên  cứu:  Xác  định  tỷ  lệ,  đặc  điểm  lâm  sàng  và  hình  thái  của  huyết  khối  tĩnh  mạch  sâu  (HKTMS) chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính.  Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại  Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính  mức  độ  III,  IV  theo  Phân  loại  chức  năng  của  Hiệp  Hội  Tim  Nữu  Ước  (NYHA‐FC).  Khảo  sát  bằng  siêu  âm  Doppler tĩnh mạch chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn. Khảo sát siêu âm cả 2 chân.  Kết  quả:  Tỷ  lệ  HKTMS  chi  dưới  ở  bệnh  nhân  suy  tim  mạn  tính  mức  độ  NYHA  III/IV  là  42,6%  (58/136BN). Tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3). Tỷ lệ nữ là 67,2%. Chỉ có 5,2% bệnh nhân có sưng nề chân.  HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân phải và trái. HKTMS ở cả 2 chân là 32,8% (19/58BN), chỉ ở 1 chân  là 67,2% (39/58BN). 100% bệnh nhân có HKTMS đoạn gần (trên gối), có 3 bệnh nhân (5,2%) có thêm huyết  khối ở đoạn xa (dưới gối). Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%), kế đến là TM đùi chung (32,8%), TM  đùi nông (31%), TM đùi sâu (19%). Ở từng vị trí tĩnh mạch, xác suất huyết khối xảy ra ở chân phải và trái  cũng tương đương nhau. 48,3% (28/58BN) có kèm theo huyết khối tĩnh mạch nông (HKTMN).  Kết luận: Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao bị HKTMS, triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, dễ bị che lấp  bởi các triệu chứng của suy tim mạn tính. Đối với hầu hết bệnh nhân có suy tim sung huyết (ban đầu phải bất  động trên giường), phòng ngừa HKTMS phải luôn được chú trọng.  Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu.  ABSTRACT  CLINICAL, MORPHOLOGIC CHARACTERISTICSOF DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT)   OF THE LOWER LIMBS IN PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE  Huynh Van An, Nguyen Oanh Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 116 ‐ 120  Purpose:  Determine  the  incidence  and  clinical,  morphologic  characteristic  of  Deep  Venous  Thrombosis  (DVT) of the lower limbs in patients hospitalized with heart failure.  Materials  and  method:  Descriptive, cross sectional and prospective Study. Since April, 2011 to March,  2013, there were 136 patients treated in Nhan Dan Gia Dinh Hospital, HCMC were diagnosed as chronic heart  failure grade III, IV according to New York Heart Association Functional Classification (NYHA‐FC). Research  by  using  Doppler  Ultrasound  the  lower  limbs’  veins  from  the  ankles  to  the  inguinal  folds.  Ultrasonography  checking were performed in both legs.  Results:  The  incidence  of  DVT  of  the  lower  limbs  of  patients  with  chronic  heart  failure  grade  III,  IV  by  NYHA‐FC is 42.6% (58/136 patients). The average age is 74 (74.1 ± 11.3). Women is 67.2%.  5.2%  patients  have swelling in the lower extremities. The incidence of DVT is similar in the Right and the Left legs (65.5%).  The incidence of DVT in both 2 legs is 32.8% (19/58 patients), in only 1 leg is 67,2% (39/58 patients). 100%  patients have proximal venous thrombosis (above the knee), 3 patients (5.2%) also have distal venous thrombosis   Khoa Hồi sức tích cực ‐ Chống độc BV. Nhân Dân Gia Định.     Viện 103.  Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Văn Ân.  ĐT: 0918674258 Email: anhuynh124@yahoo.com.vn  Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   117 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học  (below the knee). The most common sites are Popliteal Vein (55.2%), Common Femoral Vein (32.8%), Superficial  Femoral Vein (31%), Deep Femoral Vein (19%), respectively. In each of the above mentioned venous sites, the  incidence  of  the  right  and  the  left  legs  are  similar.  48.3%  (28/58  patients)  also  have  Superficial  Venous  Thrombosis (SVT).  Conclusion:Patients with heart failure have higher risks of DVT. However, the clinical symptoms are not  easily  to  be  seen  as  they  are  easily  masked  by  the  symptoms  of   Chronic  Heart  Failure.  In  congestional  heart  failure, (patients need to stay in bed during the first period of treatment), prevention of DVT should be considered.  Key words:Deep Venous Thrombosis.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Hệ thống tĩnh mạch ở chân được gọi là tĩnh  mạch  chi  dưới,  được  chia  làm  3  hệ:  tĩnh  mạch  sâu, tĩnh mạch nông, và tĩnh mạch xuyên.  Các tĩnh mạch (TM) thuộc hệ tĩnh mạch sâu  đi song hành với các động mạch, đưa máu trở về  TM  đùi  rồi  TM  chậu,  chứa  tới  90%  lượng  máu  của toàn hệ tĩnh mạch.  Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là bệnh  lý  thường  gặp  ở  bệnh  nhân  nằm  viện  với  sự  hình thành huyết khối. Bệnh có thể xảy ra ở các  tĩnh mạch sâu khắp cơ thể, nhưng thường ở tĩnh  mạch  sâu  của  chi  dưới,  do ...

Tài liệu có liên quan: