Danh mục tài liệu

Đặc điểm sinh học của một số loài nấm họ Boletaceae tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.60 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấm lớn có vai trò quan trọng với hoạt động của các hệ sinh thái trên cạn. Cùng các sinh vật dị dưỡng khác, chúng tham gia vào quá trình phân hủy các chất hữu cơ chủ yếu có nguồn gốc thực vật, nhiều loài tạo thành nấm rễ với thực vật bậc cao. Bài viết trình bày đặc điểm sinh học của một số loài nấm họ Boletaceae tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm sinh học của một số loài nấm họ Boletaceae tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM HỌ BOLETACEAE TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI PHẠM THỊ HÀ GIANG (1), MOROZOVA O.V. (2), PHẠM MAI PHƯƠNG (1), VŨ ĐÌNH DUY (1), DƯƠNG VĂN TĂNG (3) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm lớn có vai trò quan trọng với hoạt động của các hệ sinh thái trên cạn. Cùng các sinh vật dị dưỡng khác, chúng tham gia vào quá trình phân hủy các chất hữu cơ chủ yếu có nguồn gốc thực vật, nhiều loài tạo thành nấm rễ với thực vật bậc cao. Nấm đóng vai trò quan trọng trong các chu trình sinh địa hoá và ở nhiều lưới thức ăn, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. Việc nghiên cứu về nấm lớn rất cần thiết, một mặt do những nghiên cứu về chúng còn hạn chế, mặt khác do tác động tiêu cực của con người ngày càng tăng dẫn đến mất cân bằng sinh thái và sự tuyệt chủng của một số loài [1]. Họ nấm Thông (Boletaceae) có sợi nấm phát triển và hình thành quả thể lớn, chúng đóng vai trò thiết yếu trong các hệ sinh thái nhiệt đới, hình thành các tổ chức nấm rễ với các loài thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Thông (Pinaceae)… Chúng có thể tiếp cận với các dạng dinh dưỡng mà thực vật không thể sử dụng trực tiếp và nguồn dinh dưỡng tách biệt với rễ cây. Do đó, cây chủ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ bên ngoài (đặc biệt là môi trường nghèo dinh dưỡng) nhờ liên kết với các sợi nấm đồng thời cây chủ cung cấp cho sợi nấm chất dinh dưỡng cần thiết phục vụ cho quá trình sinh trưởng của chúng. Ngoài ra, nấm cộng sinh với thực vật còn làm tăng khả năng chống chịu với các ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như tham gia vào quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đối với con người, nhiều loài đóng vai trò làm thực phẩm, nhiều loài chứa hoạt chất sinh học ứng dụng trong y dược. Khu vực Đông Nam Á là trung tâm đa dạng sinh học của các loài thuộc họ Nấm thông Boletaceae [2]. Nghiên cứu về sự đa dạng của các loài nấm lớn ở Tây Nguyên của Le Ba Dung [3] đã xem xét các nhóm nấm lớn khác nhau, trong đó có một số thông tin về họ Boletaceae, dữ liệu từ đó được đưa vào công trình tổng kết về nấm lớn ở Tây Nguyên, mô tả sơ bộ thông tin về 300 loài [4], trong đó khoảng 24 loài nấm thuộc họ Boletaceae. Khu vực phân bố nấm tại rừng thông ở cao nguyên Đà Lạt đã được các nhà nghiên cứu người Pháp công bố năm 1964 [5]. Trong công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nấm học người Đức [6] tại khu vực này, ngoài đại diện của các họ khác đã ghi nhận một loài mới thuộc họ Boletaceae là Xerocomus langbianensis Dörfelt, Kiet et A. Berg, và một phụ loài Boletus queletii Schulz var. aurantiacus Dörfelt, Kiet et A. Berg. Theo số liệu tổng hợp của chúng tôi [2], đã thống kê được 493 loài nấm thuộc 15 bộ, 70 họ và 192 chi ở Tây Nguyên. Theo đó, Boletaceae là họ lớn thứ hai sau Polyporaceae trong bộ nấm Boletales. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ sử Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 30, 12-2022 67 Nghiên cứu khoa học công nghệ dụng các phương pháp di truyền phân tử, việc phân loại nấm đã có những thay đổi lớn, khái niệm về nhiều chi đã thay đổi đáng kể số lượng các đơn vị phân loại có bậc cao hơn cũng có sự thay đổi, nhiều loài và chi mới đã được mô tả. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (KBTTN Kon Chư Răng) cũng như hầu hết các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở khu vực Tây Nguyên là những khu vực có có diện tích rừng tự nhiên lớn với thảm thực vật đa dạng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào công bố đầy đủ và cụ thể về sự đa dạng của họ nấm Thông Boletaceae ở khu vục này. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài nấm thuộc họ Boletaceae được thu thập từ năm 2016 đến nay tại KBTTN Kon Chư Răng. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: KBTTN Kon Chư Răng nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai (xã Sơn Lang, huyện K'Bang), toạ độ địa lý từ 14,5°N - 14,58°N đến 108,5°E - 108,65°E, giáp với các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi và Kon Tum. Diện tích khu bảo tồn là 159 km2, trong đó 156,1 km2 (99%) là rừng nguyên sinh và còn nguyên vẹn. Khu bảo tồn chủ yếu là đồi núi ở phía Bắc, độ cao từ 800 đến 1452 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21°C (tối đa vào tháng 5 là 28°C, tối thiểu vào tháng 1 là 12°C). Lượng mưa trung bình năm khoảng 1900 - 2000 mm, đỉnh điểm của lượng mưa rơi vào tháng 9 (340 mm). Mùa khô tương đối ngắn, với lượng mưa khoảng 60 mm mỗi tháng từ tháng 1 đến tháng 4 [7]. Nhiều sông nhỏ chảy qua khu bảo tồn thuộc lưu vực sông Kôn, có một số thác nước, trong đó nổi tiếng nhất và cao nhất là thác Hang Én (thác K50). Kiểu rừng chính là rừng hỗn giao lá rộng, lá kim núi trung bình, phân bố ở độ cao từ 900 đến 1500 m về phía Tây Bắc khu bảo tồn. Độ che phủ của kiểu rừng này là 70% đến 80%, thực vật chủ yếu là các đại diện của họ Fagaceae, Lauraceae, Fabaceae, Clusiaceae, Myrtaceae, Ericaceae, Burseraceae và Magnoliaceae, xen lẫn với một số loài thực vật hạt trần (Dacrycarpus imbricatus, Dacrydium elatum). Rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao dưới 900 m. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu hình thái học Các đặc điểm hình thái vĩ mô được nghiên cứu trên mẫu nấm tươi và khô, thông qua phân tích hình ảnh và mô tả tại hiện trường. Các cấu trúc vi hình thái được nghiên cứu bằng cách phân tích mẫu khô dưới kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử [8, 9]. 2.2.2. Nghiên cứu di truyền phân tử Nghiên cứu phân tử dựa trên sự nhận biết phát sinh loài [10]. Để đánh giá tình trạng phân loại của các dòng phát sinh loài đã xác định và đưa ra các giả thuyết về loài, dựa trên các ranh giới được chấp nhận về khả năng biến thiên của các vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 và tef1a nDNA trong ...