
Đánh giá chất lượng dán dính gỗ bạch đàn trắng bằng keo emulsion polymer isocyanate (EPI 1985/1993)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá chất lượng dán dính gỗ bạch đàn trắng bằng keo emulsion polymer isocyanate (EPI 1985/1993) Tạp chí KHLN 3/2013 (28 - 28) ©: Viện KHLNVN-VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DÁN DÍNH GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG BẰNG KEO EMULSION POLYMER ISOCYANATE (EPI 1985/1993) Vũ Thị Hồng Thắm Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ khóa: Bạch đàn trắng (Eucalyptus camandulensis), keo dán gỗ, độ bền trượt, gỗ rừng trồng Chất lượng dán dính của gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) 14 tuổi ở Đại Lải với loại keo thông dụng trên thị trường sản xuất Emulsion Polymer Isocyanate (EPI 1985/1993) được đánh giá trong hai điều kiện môi trường khô và ướt. Kết quả độ bền kéo trượt màng keo là tốt và đều cao hơn so với một số loại gỗ thông dụng khác như gỗ Keo lai và gỗ Xoan đào. Trong khi độ bền kéo trượt màng keo của Bạch đàn trắng đạt 14 MPa thì hai loại còn lại chỉ là 11 MPa và 10 MPa. Mặc dù, mức độ dán dính có nhỏ hơn so với mẫu đối chứng nhưng chênh lệch này không cao khoảng 4 MPa, hơn nữa sự khác biệt giữa hai điều kiện khô và ướt trong thí nghiệm này là không đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng, khi dùng keo EPI 1985/1993 làm chất kết dính trong dán ghép thanh cơ sở của gỗ bạch đàn đảm bảo chất lượng kể cả trong môi trường E (môi trường có tác động ngâm nước và sấy). Assessment the bonding levels of Eucalyptus camaldulensis by using synteko 1985 (EPI 1985/1993) Keywords: Eucalyptus camandulensis, fast growing tree, forest, shear strength 2932 The bonding properties of Eucalyptus camaldulensis 14 year old in Dai Lai with popular wood adhesive Emulsion Polymer Isocyanate (EPI 1985/1993) were experimented in two conditions including dry and wet environments. The results of bonding strength test were good and exceed those of Acacia and Meliaceae species with the former being over 14 MPa, the later being 11 MPa and 10 MPa, repectively. Although the bonding levels of treated samples were smaller than those of untreated samples, this deviance is insignificant at approximately 4 MPa. In addition, the difference between dry and wet conditions was also a little. This was shown that as using EPI 1985/1993 adhesive in bonding of Eucalyptus camaldulensis wood component bars ensured the required quality, even if in the E environment has the impacts of water immersion and drying process. Vũ Thị Hồng Thắm, 2013(3) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camandulensis) có tốc độ sinh trưởng nhanh và phù hợp với điều kiện khí hậu của nhiều vùng ở Việt Nam, đây là một trong những loài cây trồng rừng chính. Với trữ lượng gỗ lớn nhưng chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực sản xuất ván dăm, ván sợi mà rất ít dùng trong các sản phẩm ván ghép thanh, ván sàn và đồ nội thất. Nguyên nhân chủ yếu do đặc tính gỗ Bạch đàn trắng có ứng suất sinh trưởng cao, ngay sau khi chặt hạ thì ứng suất sinh trưởng ngầm đã phát triển gây nên các hiện tượng nứt mặt, nứt ngầm, cong vênh rất lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Gỗ Bạch đàn trắng 14 tuổi khai thác ở Đại Lải, Vĩnh Phúc đã được nghiên cứu xác định một số tính chất cơ học vật lý chủ yếu, cấu tạo giải phẫu, và một số giải pháp công nghệ xử lý làm giảm thiểu các khuyết tật xảy ra đối với gỗ xẻ trong quá trình gia công, sấy gỗ (Đỗ Văn Bản, 2012). Kết quả nghiên cứu này đưa ra được định hướng sử dụng, mở rộng vai trò và ứng dụng của gỗ Bạch đàn trắng trong nhiều lĩnh vực khác. Khả năng hiện thực nhất là gỗ Bạch đàn trắng sẽ được chế biến làm ván ghép thanh, gỗ ghép khối, ván sàn,... Để tạo được những dạng sản phẩm mới này, chất lượng dán dính của gỗ với keo dán là một trong những tính chất công nghệ cần được xác định. Trên thị trường, loại keo dán gỗ EPI 1985/1993 có khả năng hòa tan trong nước, đóng rắn nhanh ở điều kiện không khí thường, không chứa formaldehyde, vì vậy đáp ứng được các yêu cầu an toàn trong môi trường sử dụng. Bài báo này giới thiệu kết quả xác định chất lượng độ dán dính của gỗ Bạch đàn trắng 14 tuổi khai thác ở Đại Lải khi sử dụng keo EPI 1985/1993. Tạp chí KHLN 2013 II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Thông số kĩ thuật của Keo dán gỗ: Bảng 1. Thông số kỹ thuật của keo EPI 1985/1993 Trạng thái, màu sắc Lỏng, màu trắng Thời gian đóng rắn 45-60 phút, nhiệt độ không khí Độ nhớt (tại thời điểm cung o cấp, 25 C), mPas 11000 - 22000 Thời gian bảo quản và điều kiện bảo quản 20ºC trong 9 tháng, 30ºC trong 6 tháng pH 6-8 Hàm lượng formaldehyde Đáp ứng tiêu chuẩn F **** Gỗ: Gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camandulensis) 14 tuổi, khai thác tại Đại Lải. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Gỗ Bạch đàn trắng được tạo ván ghép thanh và đánh giá chất lượng dán dính trong điều kiện khô và ướt theo tiêu chuẩn TCVN 8577:2010 Kết cấu gỗ - gỗ ghép thanh bằng keo - Phương pháp thử tách mạch keo và Tiêu chuẩn TCVN 7756-9:2009. Ván nhân tạo Phương pháp xác định chất lượng dán dính của ván gỗ dán. Các bước tiến hành như sau: - Tạo thanh cơ sở Gỗ xẻ Bạch đàn trắng được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học lâm nghiệp Tài liệu lâm nghiệp Chất lượng dán dính gỗ Bạch đàn trắng bằng keo Keo dán gỗ Độ bền trượt Đỗ rừng trồngTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây hông và keo PMDI
10 trang 109 0 0 -
9 trang 103 0 0
-
8 trang 99 0 0
-
Giáo trình Kéo dán gỗ: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
105 trang 80 0 0 -
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 59 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 59 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 52 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 trang 44 0 0 -
Lần đầu tiên ghi nhận sâu ăn lá gây hại cây dầu rái và sao đen trồng phân tán tại Đông Nam Bộ
7 trang 43 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 5
32 trang 39 0 0 -
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 15
76 trang 39 0 0 -
73 trang 39 0 0
-
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 6
30 trang 39 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 2
11 trang 38 0 0 -
Giáo trình : Khoa học Trồng và chăm sóc rừng part 3
9 trang 38 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 10
11 trang 37 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 4
75 trang 36 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 7
10 trang 36 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 9
10 trang 34 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 6
10 trang 33 0 0