Danh mục tài liệu

Đánh giá sự phát triển năng lực khoa học cho học sinh phổ thông tại Việt Nam bằng hoạt động nghiên cứu khoa học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 539.89 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng giai đoạn nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực khoa học cho học sinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm không đối chứng, xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS trên 161 học sinh trung học phổ thông ở các trường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Nam Định, Hải Dương, Đà Nẵng ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự phát triển năng lực khoa học cho học sinh phổ thông tại Việt Nam bằng hoạt động nghiên cứu khoa họcHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0167Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4G, pp. 25-36This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI VIỆT NAM BẰNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nguyễn Thị Việt Nga1, Đỗ Thị Tố Như2 và An Biên Thùy3* 1 Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Khoa Sinh – Kĩ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng giai đoạn nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực khoa học cho học sinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm không đối chứng, xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS trên 161 học sinh trung học phổ thông ở các trường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Nam Định, Hải Dương, Đà Nẵng ở Việt Nam; Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các bài kiểm tra đều có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), chứng tỏ kĩ năng của năng lực khoa học của học sinh đã được tăng lên. Những kết quả thu được từ thực nghiệm chứng tỏ việc áp dụng quy trình dạy học bằng nghiên cứu khoa học (1. Hình thành ý tưởng nghiên cứu; 2. Xác định tên đề tài; 3. Xác định mục tiêu của đề tài; 4. Hình thành giả thuyết; 5. Lập kế hoạch nghiên cứu; 6. Thực hiện nghiên cứu; 7. Báo cáo kết quả; 8. Đánh giá) là một trong các hướng nghiên cứu đúng nhằm phát triển các kĩ năng khoa học cho học sinh phổ thông. Từ khóa: năng lực, năng lực khoa học, nghiên cứu khoa học.1. Mở đầu Hiệp hội Vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (1989) đã chỉ ra rằng, giáo dục khoa học là rất quantrọng vì nó là một trong những đặc tính của giáo dục thanh thiếu niên. Ở nhiều quốc gia, khoahọc cũng là một lĩnh vực bắt buộc của chương trình giáo dục ngay từ bậc mầm non. Richard A.Duschl đã liệt kê các khái niệm về khoa học: “Khoa học là sự sắp xếp có hệ thống và kết nối trithức trong một cơ cấu hợp lí của lí thuyết. Khoa học cũng là một quá trình hình thành một cấutrúc như vậy” (chương trình phát triển khoa học năm 1964) [1]. Hay “khám phá thiên nhiên vàcố gắng hiểu nó là những gì khoa học hướng tới”. Hay “Khoa học liên quan đến đặt câu hỏi vềthế giới tự nhiên sau đó phát triển nghiên cứu khoa học để trả lời những câu hỏi đó” [2]. Vì vậy,năng lực khoa học (NLKH) là một trong những nhóm năng lực (NL) rất quan trọng cần pháttriển cho học sinh (HS). Tổ chức OECD đã tổ chức các kì thi để đánh giá năng lực của HS (PISA), theo tổ chứcnày: NLKH là khả năng sử dụng kiến thức khoa học để xác định câu hỏi và rút ra kết luận dựatrên các bằng chứng để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và những thay đổi để phùhợp với hoạt động của con người [3], [4]. Thành phần của NLKH được đánh giá qua các kì PISA cũng có sự thay đổi theo thời gian:kiến thức khoa học chỉ đề cập đến việc sử dụng hiểu biết khoa học để đưa ra các kết luận về tựNgày nhận bài: 5/10/2021. Ngày sửa bài: 15/10/2021. Ngày nhận đăng: 3/11/2021.Tác giả liên hệ: An Biên Thùy. Địa chỉ e-mail: anbienthuy@hpu2.edu.vn 25 Nguyễn Thị Việt Nga, Đỗ Thị Tố Như và An Biên Thùy*nhiên (PISA, 2003). Kiến thức khoa học được bổ sung thêm kiến thức về mối quan hệ giữa khoahọc và công nghệ, bao gồm: Xác định các dạng câu hỏi khoa học; Giải thích hiện tượng mộtcách khoa học; Sử dụng các căn cứ khoa học để rút ra kết luận (PISA, 2006). Đến năm 2015, theoOECD, NLKH được bổ sung gồm: NL giải thích hiện tượng khoa học, đánh giá và lập kế hoạchnghiên cứu khoa học, giải thích dữ liệu và bằng chứng khoa học. Như vậy, theo đánh giá PISA,nghiên cứu khoa học là một thành phần rất quan trọng trong việc phát triển NLKH của HS. Đểphát triển NLKH của HS thì việc cần làm tất yếu là phát triển NL nghiên cứu khoa học. Việt Nam đang thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện. Đối với cấp học phổ thông HS đượcchú trọng phát triển phẩm chất, năng lực định hướng nghề nghiệp, ứng dụng khoa học vào đờisống. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Việ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: