Danh mục tài liệu

Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở phụ nữ nuôi con dưới 5 tuổi tại xã Vân Khánh, huyện An Minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ phụ nữ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống suy dinh dưỡng; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ thực hành đúng về phòng chống suy dinh dưỡng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở phụ nữ nuôi con dưới 5 tuổi tại xã Vân Khánh, huyện An Minh ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở PHỤ NỮ NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ VÂN KHÁNH, HUYỆN AN MINH BSCKII. Bùi Kim Chiên, CN. Trần Hữu Lộc, CN. Nguyễn Quốc Oai, CN. Lâm Vĩ Hằng Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Kiên Giang Tóm tắt nghiên cứu Với mục tiêu xác định tỷ lệ phụ nữ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ thực hành đúng về phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang đề tài “Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở phụ nữ nuôi con dưới 5 tuổi tại xã Vân Khánh, huyện An Minh” từ tháng 4 - 10/2014. Kết qủa cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức tốt về phòng, chống SDD đạt 86,94%; thái độ thực hành tốt đạt 84,66%. Các bà mẹ đưa trẻ đi uống vitamin A chiếm tỷ lệ 98% nhưng chỉ có 52% tham dự các buổi hướng dẫn thực hành nấu ăn bổ sung cho trẻ và 42,5% đưa trẻ đi cân theo định kỳ; tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch đạt thấp 61,5%. Đa số bà mẹ trong độ tuổi từ 21-30 (chiếm 66%); Số bà mẹ đã học từ bậc tiểu học trở lên chiếm 89%, nhưng vẫn còn 11% bà mẹ mù chữ; 89,5% trẻ cai sữa trước 24 tháng tuổi. Nguồn thông tin phòng, chống SDD mà các bà mẹ được tiếp cận là từ tivi (79,5%); cán bộ y tế, đoàn thể (66,5%); cộng tác viên (56%); áp phích, tờ rơi (56%); đài phát thanh, truyền thanh (54%); bạn bè, người thân (53,5%); sách, báo (25%). Có 5% bà mẹ chưa từng nghe thông tin về phòng chống SDD. 1. Đặt vấn đề Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Việc đáp ứng nhu cầu ấy phải luôn luôn được chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì các sai lầm về dinh dưỡng trong giai đoạn ấu thơ gây hậu quả nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài suốt đời. Khi nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ thì sẽ gây nên bệnh lý suy dinh dưỡng. Một xã hội có tỉ lệ SDD cao làm tăng gánh nặng về y tế, giảm sức lao động xã hội, thu nhập quốc dân, hạn chế sự phát triển xã hội. SDD trẻ em dưới 5 tuổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều cao và khả năng lao động ở lứa tuổi trưởng thành, góp phần làm tăng tỉ lệ mắc một số bệnh ở trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển và trí tuệ của trẻ, 54% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi có liên quan tới tình trạng SDD của trẻ. 116 Thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, trong những năm qua Kiên Giang đã không ngừng nỗ lực thực hiện công tác phòng chống SDD trẻ em, qua đó đã hạ thấp đáng kể tỉ lệ SDD trẻ em thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) dưới 5 tuổi, từ 28,1% năm 2001 xuống còn 16,0% năm 2011. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ lệ SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) vẫn còn ở mức độ cao (năm 2001: 28,4% xuống còn 26,8 % vào năm 2011). Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Kiên Giang vẫn còn cao, mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thái độ thực hành của các bà mẹ như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở phụ nữ nuôi con dưới 5 tuổi tại xã Vân Khánh, huyện An Minh”. 2. Mục tiêu 1. Xác định tỷ lệ phụ nữ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống suy dinh dưỡng. 2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ thực hành đúng về phòng chống suy dinh dưỡng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. 3.2. Địa điểm và thời gian - Địa điểm: xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - Thời gian: Từ tháng 4 - 10 năm 2014. 3.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.4. Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỉ lệ: n= Z2(1-/2) p (1-p)/d2 Với: n : cỡ mẫu Z : trị số từ phân phối chuẩn.  : xác suất sai lầm loại 1 ( = 0,05). P : độ lớn của kết quả mong đợi (p = 0,15) (Tỉ lệ SDD trẻ em tỉnh Kiên Giang năm 2012 là 15,4% lấy tròn là 0,15). d : sai số cho phép (d = 0,05). Tính được n = 178, thêm 10% dự phòng cho các trường hợp mất mẫu do bỏ cuộc là 18 mẫu. Tổng số bà mẹ được khảo sát là 178+18 = 196, làm tròn 200 mẫu. 117 - Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên hệ thống. - Khung mẫu: danh sách trẻ em dưới 5 tuổi do cán bộ Chương trình Dinh dưỡng quản lý tại Trạm Y t ...