Danh mục tài liệu

Đào tạo kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế số

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.29 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đào tạo kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế số" trình bày những nội dung cơ bản về kinh tế số; kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế số và thực trạng đào tạo kế toán của Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực kế toán, kiểm toán trong xu hướng số hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế số CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 20. ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ SỐ PGS.TS. Lê Thị Thanh Hải* ThS. Hoàng Thị Tâm* Tóm tắt Thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), kinh tế số là xu thế tất yếu khách quan, mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán, đặc biệt là nhân lực kế toán. Bối cảnh đó đòi hỏi nhân lực kế toán cần hội tụ được nhiều yếu tố từ tư duy, sáng tạo đến kỹ năng phân tích, tổng hợp, ngoại ngữ, tin học… Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành Kế toán, Kiểm toán cần phải có những thay đổi căn bản trong đào tạo để có thể cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội. Bài viết trình bày những nội dung cơ bản về kinh tế số; kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế số và thực trạng đào tạo kế toán của Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực kế toán, kiểm toán trong xu hướng số hóa. Từ khóa: Kinh tế số; đào tạo; kế toán; kiểm toán 1. GIỚI THIỆU CHUNG Hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 đang là xu hướng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất đó là kế toán, kiểm toán. Trọng tâm chính của CMCN 4.0 là chuyển đổi số, tích hợp của số hóa, kết nối hay siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh sẽ tạo những cơ hội giúp kế toán, kiểm toán tiếp cận với nền kinh tế số, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất nước. Điều này, đặt ra những yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới, khác hẳn so với trước đây khiến vai trò của các cơ sở giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cũng cần có những thay đổi phù hợp, bắt kịp xu thế toàn cầu. * Trường Đại học Thương mại 181 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. KINH TẾ SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ SỐ ĐẾN LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN 2.1. Tổng quan về kinh tế số Nền kinh tế số (Digital economy) là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số, ở đó các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính. Sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động, lấy dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (ICT) là nòng cốt và động lực chính để tăng năng suất lao động, tối ưu hóa nền kinh tế. Nói đơn giản là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để tạo ra những mô hình kinh doanh mới và giá trị thặng dư siêu ngạch cho nền kinh tế. Kinh tế số là một quá trình phát triển lâu dài, là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân và Chính phủ đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí có sự đột phá để đem lại năng suất và hiệu quả vượt bậc. Theo nghiên cứu của Nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng...) mà công nghệ số được áp dụng. R.Bukht và R. Heeks đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về kinh tế số bằng cách đề ra hệ thống “Khung khái niệm về kinh tế số”. Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của kinh tế số lõi thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (Core Digital Economy), phạm vi hẹp là kinh tế số (Digital Economy) và phạm vi rộng kinh tế số hóa (Digitalised Economy). Trong đó: (i) kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông tin, phần mềm và tư vấn CNTT và truyền thông; (ii) kinh tế số bổ sung dịch vụ số (Digital services) và kinh tế nền tảng (Platform Economy) vào kinh tế số lõi. Hơn nữa, kinh tế số phạm vi hẹp còn bao gồm một bộ phận của kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), kinh tế gắn kết lỏng (Gig Economy); (iii) kinh tế số hóa bổ sung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), nông nghiệp chính xác (Precision agriculture), kinh tế thuật toán (Algorithmic Economy), phần còn lại của kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng vào kinh tế số. Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của CNTT và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, có thể định nghĩa nền kinh tế số là nền kinh tế mà các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số; trong đó công nghệ số trên nền tảng phát triển của Internet và sự sáng tạo của con người là tài nguyên và nguồn lực chính để vận hành toàn bộ nền kinh tế. 182 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Kinh tế số với những đặc trưng như: (i) được tập hợp ...

Tài liệu có liên quan: