Danh mục tài liệu

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 696.30 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả hướng đến giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng tiếp cận năng lực. Từ đó, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được định hướng rõ ràng hơn trong việc sử dụng và phát huy các năng lực nội sinh để cạnh tranh và phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO - GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHUNG ASEAN (AEC) TRANING OF HIGH-QUALITY HUMAN RESOURCES - SOLUTION FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES OF VIETNAM IN THE INTEGRATION PROCESS OF ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC) ThS. Nguyễn Thanh Tùng, TS. Nguyễn Anh Tuấn Nghiên cứu sinh Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Cục Điều tiết Điện lực (ERAV), Bộ Công thương (MOIT) tungnt.it2k@gmail.com, tuanerav@gmail.com TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiềunguy cơ và thách thức từ thị trường cạnh tranh tự do, đặc biệt là những thách thức đến từ nguồn nhân lực còn thiếuvà yếu. Trước thực trạng đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao được coi là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tăngkhả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực có chất lượng cao hoàn thiện và pháthuy hết năng lực của mình, cần thiết phải có chương trình đào tạo phù hợp. Qua phân tích cơ sở lý luận và thựctiễn, tác giả hướng đến giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giaiđoạn hội nhập kinh tế quốc tế thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng tiếp cận năng lực. Từđó, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được định hướng rõ ràng hơn trong việc sử dụng và phát huy các năng lựcnội sinh để cạnh tranh và phát triển bền vững. Từ khóa: AEC, hội nhập, nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC), đào tạo, năng lực, đào tạo theo năng lực,doanh nghiệp Việt Nam (DNVN), doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ABSTRACT In the context of a comprehensive integration of the economies of ASEAN, Vietnam is facing with many risks andchallenges from free market competition, especially the challenges coming from human resources. In this situation,high quality human resources is considered a key factor to help enterprises increasing competitiveness andsustainable development. However, in order to fulfill their abilities, it is necessary for enterprises to have appropriatetraining program. By analyzing the theoretical basis and practical experience, the author will provide solutions toimprove competitiveness for small and medium enterprises of Vietnam through competencies - based training forhigh quality human resources. From this point of view, the article hope to give Vietnam enterprises a clearer directionto bring into play the endogenous capacity to compete and develop sustainably. Key words: AEC, integration, high quality human resources, training, competency, competencies based training,Vietnam Enterprises, Small and Medium Enterprises (SME)1. Đặt vấn đề Trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40 năm qua cũng như để kịp thích ứng với nhữngchuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, các quốc gia ASEAN quyết tâmđẩy mạnh các nỗ lực hình thành Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào 12/2015 (thay vì vào năm2020 như thỏa thuận trước đây). AEC ra đời là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàndiện của các nền kinh tế Đông Nam Á nhằm hướng tới mô hình một cộng đồng chung về kinh tế - an ninh- xã hội với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng trong khu vực. Cơ hội của các quốc gia cóđược khi AEC hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tínhcạnh tranh. Tuy nhiên, đồng hành cùng cơ hội là không ít nguy cơ và rủi ro từ sự cạnh tranh về chất lượng vàgiá trị của sản phẩm trên thị trường chung trong khu vực; mất cân bằng cán cân thương mại khi dần gỡ bỏ 324 HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015)các rào cản thuế quan, phi thuế quan và thực hiện tự do hoá thương mại; hay tình trạng chảy máu chấtxám do dịch chuyển các chuyên gia và lao động lành nghề... Điều này chắc chắn sẽ tác động không nhỏtới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại quốc tế Việt Nam nói riêng. Mỗi quốc gia với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau sẽ đối mặt với những khó khăn, thách thứckhác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chung gây nên tình trạng trên xuất phát từ sự chênh lệch về trình độphát triển của nguồn lực giữa các quốc gia, thể hiện cả ở quy mô vốn, trình độ khoa học kỹ thuật, đặc biệtlà nguồn nhân lực. Đây sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam - quốc gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: