Danh mục tài liệu

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên" tập trung phân tích các vấn đề tổng quan về nguồn nhân lực du lịch bậc đại học, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực này tại Khu vực Miền trung, Tây Nguyên và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện thành công quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN PGS, TS. Lê Thái Phong, NCS, ThS. Nguyễn Thị Sâm Trường Đại học Ngoại thươngTÓM TẮT Theo số liệu thống kê công bố cả nước của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có trên 1,3 triệulao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ có 42% được đào tạo về dulịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy màchỉ được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu,nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trở thành một vấn đề hết sức cấpthiết đối với ngành du lịch ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành các điểm đến du lịch có tầm vóclà di sản thế giới và kỳ quan thế giới. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề tổng quan về nguồnnhân lực du lịch bậc đại học, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực này tại Khu vựcMiền trung, Tây Nguyên và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện thành công quá trìnhđào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực.Từ khoá: Đào tạo, nguồn nhân lực, du lịch, Miền trung, Tây Nguyên1. ĐẶT VẤN ĐỀ Miền Trung - Tây Nguyên là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, lại có lãnhthổ trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á; vì thế khu vực này có vị trí đặc biệt quan trọngtrong bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây có tiềm năng du lịch biển, đảo - được xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển mangđẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn trải dài từ Thanh Hóa đếnBình Thuận; tài nguyên du lịch núi rừng với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếngtập trung ở các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, toàn khu vực còn có 9 vườn quốc gia, nhiều khu bảo tồnthiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn. Đáng chú ý, đây còn là nơi tập trung 14 di sản văn hóa thế giới;là địa bàn cư trú của 47 dân tộc anh em… Theo số liệu thống kê của Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, những năm qua,du lịch miền Trung - Tây Nguyên đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2018 tổng lượngkhách đến cả khu vực đạt khoảng 56 triệu lượt, chiếm hơn 60% lượng khách của cả nước; trong đó,khách quốc tế chiếm 54,4%. Ngành du lịch đã giải quyết việc làm cho hơn 180.000 lao động. Dù vậy, sự phát triển của du lịch miền Trung - Tây Nguyên vẫn còn hạn chế, chưa tươngxứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực. Nó được xem như một ―viên ngọc thô‖ chưa đượcmài dũa… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến du lịch của khu vực Miền trung, Tây Nguyên chưa đượckhai thác triệt để như: thiếu tính liên kết vùng, nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ chế chính sách cònchưa đồng bộ,… Để phát huy hơn nữa vai trò của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên đối với việcphát triển du lịch cả nước nói chung và phát triển kinh tế xã hội Miền Trung - Tây Nguyên nóiriêng, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao có ýnghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch Miền Trung - Tây Nguyên phát triển tương xứng vớitiềm năng, thế mạnh của khu vực.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁTTRIỂN DU LỊCH2.1. Khái quát về khu vực Miền trung, Tây nguyên Khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 19 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên khoảnggần 152.000km2, dân số hơn 24 triệu người. Với 1.870km đường bờ biển, hơn 1.500km biên giớiđường bộ tiếp giáp với Lào và Campuchia; là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây trảidài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, miền Trung và Tây Nguyên có vị trí quan trọng trongbản đồ du lịch Việt Nam. Toàn khu vực hiện có 12 sân bay đang hoạt động với 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biểnđược nâng cấp với 10 cảng biển loại 1. Ngoài ra, miền Trung và Tây Nguyên có 9 vườn quốc gia, nhiều 41khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn; là nơi tập trung 14 di sản thế giới và 40 di tích quốc giađặc biệt. Hiện ở đây đã xuất hiện những điểm đến có thương hiệu và đẳng cấp quốc tế, thu hút ngày mộtnhiều khách du lịch trong và ngoài nước như Quảng Bình, Huế (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Hội An(Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Đà Lạt (Lâm Đồng)… Trong năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến khu vực miền Trung và Tây Nguyênđạt 58 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 9,5 triệu lượt; tổng doanh thu từ du lịchđạt 120 nghìn tỷ đồng...2.2. Tiềm năng phát triển du lịch2.2.1. Về tự nhiên Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng vàTrung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-VũngTàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đấtmiền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông,vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km) và nằm trên địabàn tỉnh Quảng Bình. Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên vàNam Trung Bộ. Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây. Nơi giáp Lào có độ cao trung bình và thấp.Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1.000 - 1.500m. Khu vực miền núi Nghệ An- Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rảirác ở đây. Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoádo nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằngrộng nhất của Trung Bộ. Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.473,7km2, nằ ...

Tài liệu có liên quan: