Danh mục tài liệu

Đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn ở thành phố Hồ Chí Minh thời kì hội nhập

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.82 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích hiện trạng, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động đào tạo, qua đó đề xuất những giải pháp và đưa ra kiến nghị để góp phần thực hiện thành công việc đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao, đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn ở thành phố Hồ Chí Minh thời kì hội nhập TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 7 (2020): 1259-1272 Vol. 17, No. 7 (2020): 1259-1272 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu * ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KÌ HỘI NHẬP Phạm Xuân Hậu Trường Đại học Văn Hiến, Việt Nam Tác giả liên hệ: Phạm Xuân Hậu – Email: haupx@vhu.edu.vn Ngày nhận bài: 18-5-2019; ngày nhận bài sửa: 25-6-2020, ngày chấp nhận đăng: 22-7-2020 TÓM TẮT Đào tạo nhân lực du lịch (DL) chất lượng cao ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo tinh thần Nghị quyết của Thành phố (TP). Trong những năm qua, TP đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân nhân lực để đáp ứng yêu cầu, song trong quá trình đào tạo vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích hiện trạng, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động đào tạo, qua đó đề xuất những giải pháp và đưa ra kiến nghị để góp phần thực hiện thành công việc đào tạo nhân lực DL chất lượng cao, đáp ứng mục tiêu phát triển DL TPHCM trong tiến trình hội nhập. Từ khóa: du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; đào tạo nhân lực du lịch; nhân lực du lịch chất lượng cao 1. Đặt vấn đề Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 đã xác định DL là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế quốc dân Việt Nam. Nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi cũng đã xác định phát triển DL thành ngành mũi nhọn. Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng lượng khách và doanh thu khá nhanh, đã góp phần đáng kể làm tăng GDP của đất nước và địa phương. Năm 2013, Việt Nam đã đón 7,57 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa. Năm 2016, khách quốc tế đã đạt 10 triệu lượt người, khách nội địa đạt 62 triệu lượt người. Năm 2018, Việt Nam đón 15.497.791 lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, để đảm bảo phục vụ các lĩnh vực hoạt động của ngành, mỗi năm toàn ngành cần có thêm khoảng 40.000 lao động, trong khi lượng nhân lực đào tạo của ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người, trong đó người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 12%. Trong 1,3 triệu lao động DL cả Cite this article as: Pham Xuan Hau (2020). Training high quality tourism human resources to meet the development objectives of key economic industry in Ho Chi Minh City in the integration period. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(7), 1259-1272. 1259 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 1259-1272 nước, chỉ có 42% được đào tạo về DL, 38% đào tạo từ các ngành khác, còn khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. (Ministry of Culture, Sports and Tourism, 2011). Thành phố Hồ Chí Minh, điểm đến DL lớn nhất cả nước, đã và đang khẳng định vị thế của mình. Năm 2018, TPHCM đón 36,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 7,5 triệu lượt, khách nội địa khoảng 29 triệu lượt. Năm 2019, TP đặt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 32,77 triệu lượt khách nội địa; 6 tháng đầu năm 2019 đã đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,1% so với cùng kì 2018, đạt 50,1% kế hoạch đề ra. Hiện nhân lực ngành DL có khoảng 140 nghìn người lao động trực tiếp, trong đó có khoảng 15% trình độ đại học, 50% trình độ cao đẳng, trung cấp, còn lại là lao động nghề. Tuy nhiên, hiện nhân lực mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% so với nhu cầu; lực lượng này không thể đảm bảo đáp ứng kịp nhu cầu của phát triển ngành, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập, đòi hỏi nhân lực có trình độ và chất lượng cao tham gia vào thị trường lao động quôc tế. Trong lĩnh vực đào tạo, hệ thống các cơ sở đào tạo (từ dạy nghề đến trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học) đã không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, có đóng góp đáng kể trong cung cấp lao động cho ngành. Tuy nhiên, nhìn lại tổng thể thì hoạt động đào tạo còn bộc lộ khá nhiều bất cập, từ nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lí hành chính các cấp, các ngành liên quan, ngành DL, đến cán bộ quản lí các cơ sở đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực DL, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng đào tạo hạn chế nên khó đáp ứng kịp yêu cầu phát triển ngành thời kì hội nhập; đặc biệt là sự đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hợp lí, đồng bộ, kịp thời mới có thể tiếp tục phát triển ngành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế TP, nâng cao vị thế của ngành trong tiến trình hội nhập. (Ho Chi Minh City Committee of the Party, 2016) 2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Bài viết dựa trên kết quả tổng hợp cơ sở lí thuyết và thực tiễn về đào tạo phát triển nhân lực để phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực DL ở TP trong thời gian qua (có phân tích những hạn chế và nguyên nhân), từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị các cấp có thẩm quyền nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện tinh thần nghị quyết, phát triển DL thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP trong tiến trình hội nhập. 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi xác định đối tượng là các cơ sở lí thuyết có liên qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: