Danh mục tài liệu

Đáp ứng về tập tính, sinh lý, thần kinh nội tiết và phân tử của gia cầm đối với stress nhiệt

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.27 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng lượng thuần tích trữ trong mô gia cầm là chênh lệch giữa năng lượng ăn vào và năng lượng thất thoát. Sự chuyển hoá thức ăn và nhiệt độ cao của môi trường là những nguồn năng lượng tiềm tàng còn nhiệt độ thấp của môi trường và sự duy trì thân nhiệt bình thường là sự tiêu hao năng lượng tiềm tàng. Năng lượng được đưa vào cơ thể quá mức hoặc năng lượng từ cơ thể bị suy kiệt quá mức đều dẫn đến chết chóc mặc dù nhiều chim có thể sống còn qua những điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đáp ứng về tập tính, sinh lý, thần kinh nội tiết và phân tử của gia cầm đối với stress nhiệt Đáp ứng về tập tính, sinh lý, thần kinh nội tiết và phân tử của gia cầm đối với stress nhiệt 1- Mở đầu Năng lượng thuần tích trữ trong mô gia cầm là chênh lệch giữa nănglượng ăn vào và năng lượng thất thoát. Sự chuyển hoá thức ăn và nhiệt độcao của môi trường là những nguồn năng lượng tiềm tàng còn nhiệt độ thấpcủa môi trường và sự duy trì thân nhiệt bình thường là sự tiêu hao nănglượng tiềm tàng. Năng lượng được đưa vào cơ thể quá mức hoặc năng lượngtừ cơ thể bị suy kiệt quá mức đều dẫn đến chết chóc mặc dù nhiều chim cóthể sống còn qua những điều kiện tiềm tàng về năng lượng là cực đại nhờnhiều cơ chế thích nghi làm tăng hoặc giảm dòng năng lượng vào hoặc rakhỏi môi trường. Nhiệt độ môi trường quá lạnh hoặc quá nóng đều làm cho con vật chếtvì chúng không thể đương đầu với dòng năng lượng đi vào cơ thể chúng quámức hoặc thoát ra khỏi cơ thể quá mức. Tại nhiều khu vực trên thế giới, đặcbiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp hoặc á nhiệt đới, gia cầm được nuôi trong nhữngnhiệt độ môi trường mà nhiệt độ này gây nên những thay đổi rắc rối về phântử, sinh lý và tập tính. Những thay đổi ấy làm cho gia cầm đương đầu vớidòng năng lượng đi vào mô của chúng ở nhiệt độ cao của ngoại cảnh. 2- Stress nhiệt và duy trì thân nhiệt Thân nhiệt của gia cầm được duy trì trong một biên độ tương đối hẹp,biên độ này được phản ánh bằng giới hạn trên và giới hạn dưới của nhiệt độnội tại cơ thể. ở những gà được nuôi tốt, chẳng những chúng toả nhiệt vàotrong môi trường mà cũng chẳng thu nhận được nhiệt từ môi trường. giớihạn trên của thân nhiệt thường quãng 41,5 0C và giới hạn dưới quãng 40,50 C. Khi tiếp xúc với môi trường nóng và (hoặc) vận động nhiều, thân nhiệtcó thể tăng lên 10C hoặc 20C vì nhiệt được tích trữ lại. Sự giữ nhiệt khôngthể kéo dài liên tục trước khi thân nhiệt tăng quá giới hạn tương hợp với sựsống. Ngược lại, khi gà tiếp xúc với ngoại cảnh quá lạnh, nhiệt thoát ra khỏicơ thể (trừ khi nó được cung cấp thêm năng lượng từ chuyển hoá thức ăn),thân nhiệt sẽ giảm cho đến khi gà suy yếu và chết. Những suy xét tổng quátnày về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đã được tổng hợp thành thuậtngữ và được sử dụng phổ biến để thảo luận tính đáp ứng của động vật máunóng đối với những thay đổi của nhiệt độ môi trường và được minh hoạtrong hình vẽ dưới đây. Trong sơ đồ này, thân nhiệt gần như hằng định, được duy trì ở mộtphạm vi rộng của nhiệt độ môi trường (vùng nhiệt hằng định). Nhiệt độ tớihạn mức thấp ([a] trong hình vẽ) là nhiệt độ tối thiểu của môi trường, mànhiệt độ này, dù là được duy trì qua một số ngày nhưng vẫn tương hợp vớiđời sống. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ tới hạn mức độ thấp,thân nhiệt bắt đầu tụt giảm và chết trong vùng nhiệt thấp. Tại đầu mút caocủa vùng nhiệt hằng định, thân nhiệt tăng lên (biểu hiện bằng [h] trong hìnhvẽ) trong vùng nhiệt cao cho đến khi đạt điểm nhiệt tới hạn mức tối đa. ([g]trong hình vẽ), trên điểm này thì gà chết. Giữa nhiệt độ tới hạn mức độ thấpvà nhiệt tới hạn tối đa, quá trình điều hoà nhiệt bắt đầu để đương đầu vớinhiệt độ môi trường. Tại “vùng cố gắng điều hoà nhiệt ít nhất” (ZLTE trong hình vẽ), quátrình sản sinh nhiệt trao đổi ở mức tối thiểu, sự mất nhiệt mẫn cảm tương đốihằng định do những đáp ứng sinh lý và tập tính hạn chế sự thoát nhiệt quaphạm vi này của nhiệt độ môi trường và những thất thoát nhiệt bay hơi làhạn chế bởi những thứ xuất hiện như là sản phẩm phụ của sự hô hấp bìnhthường và sự phơi bày của những vùng không được bảo vệ của cơ thể.“Vùng trao đổi tối thiểu” (ZMM trong hình vẽ) mở rộng ra quá phạm vi củaZLTE và bao gồm cả những nhiệt độ cao của môi trường (từ [c] sang [d]trong hình vẽ) có thể được điều tiết bằng mất nhiệt bay hơi và mất nhiệt mẫncảm. Quá trình sản sinh nhiệt trao đổi tăng lên khi nhiệt độ môi trường giảmxuống dưới ZMM và ZLTE ([b] trong hình vẽ) nhằm cung cấp năng lượngđể duy trì thân nhiệt và tăng lên trên ZMM ([d] trong hình vẽ) để cung cấpnăng lượng cho thở gấp. Khi nhiệt độ môi trường thấp, sự mất nhiệt bay hơilà tối thiểu và nó tăng lên nhanh chóng ngay khi cần điều hoà nhiệt để làmdịu sự tăng nhiệt độ môi trường, tức là tại điểm chuyển tiếp từ ZLTE đếnZNM (được thể hiện bằng [c] trong hình vẽ). Sự truyền nhiệt mẫn cảm(được thể hiện như là sự mất nhiệt mẫn cảm trong hình 3.1) (là s ự truyềnnhiệt tích luỹ từ gà bằng toả nhiệt, dẫn truyền và đối lưu) là âm khi môitrường lạnh hơi so với gà và là dương khi gà lạnh hơn môi trường (được thểhiện bằng [e] trong hình vẽ). Khi sự sản sinh nhiệt trao đổi tăng lên trongvùng nhiệt cao, thân nhiệt tăng lên và do đó sự mất nhiệt mẫn cảm có thểtăng nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn thân nhiệt. đường chấm mà tại đóthân nhiệt cao tương đương với nhiệt độ môi trường, và trên mức ấy truyềnnhiệt mẫn cảm làm tăng thân nhiệt lên đến vùng nhiệt cao, điều ấy được thểhiện bằng [f] trong hình vẽ. Khi nhiệt độ không khí tăng lên và hạ xuống, có sự biến động lớn củanhững đáp ứng sinh lý, tập tính, thần kinh- nội tiết và phân tử, chúng đượcbắt đầu để duy trì thân nhiệt trong giới hạn bình thường. Trong một sốtrường hợp, những đáp ứng là biện pháp tạm thời giúp chịu đựng giai đoạnchủ yếu của nhiệt độ tới hạn. Những đáp ứng cũng có thể được huy động đểtrở thành đáp ứng lâu dài nhằm làm cho gà thích ứng với nhiệt độ môitrường mà nhiệt độ này giảm xuống trong những khu vực cao của vùng điềuhoà nhiệt. Cuối cùng, các đáp ứng có thể là những phản ứng kết thúc (màcác phản ứng này chỉ có thể bền vững trong những thời kỳ chính), nhữngđáp ứng này được bắt đầu để đương đầu với những điều kiện ngoại cảnhkhắc nghiệt và đe doạ đời sống). 3. Những đáp ứng tập tính đối với stress nhiệt Trong quá trình stress nhiệt, gà thay đổi tập tính của chúng ...