Dấu ấn Phật giáo trong lễ hội Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe của người Khmer Nam bộ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 319.84 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, tác giả trình bày những nét riêng cũng như nét tương đồng giữa Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe để thấy được khía cạnh dân gian mang yếu tố nông nghiệp và khía cạnh tôn giáo mang dấu ấn Phật giáo thể hiện trong lễ hội. Từ đó, nhận diện mức độ ảnh hưởng của Phật giáo trong tâm thức người Khmer Nam Bộ... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn Phật giáo trong lễ hội Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe của người Khmer Nam bộ 49 DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRONG LỄ HỘI OK-OM-BOK và SOM-PẮ PRĂ-KHE CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ Buddhism in OK-OM-BOK and SOM-PẮ PRĂ-KHE festivals of Southern Khmer people Huỳnh Sang1 Tóm tắt Abstract Từ bao đời nay, nhiều người thường nói rằng lễ hội Ok-om-bok là một lễ hội nông nghiệp mang đậm nét dân gian và đã có không ít các nhà khoa học nghiên cứu về nó với hướng tiếp cận khác nhau. Trong bài viết này, tác giả trình bày những nét riêng cũng như nét tương đồng giữa Ok-ombok và Som-pắ pră-khe để thấy được khía cạnh dân gian mang yếu tố nông nghiệp và khía cạnh tôn giáo mang dấu ấn Phật giáo thể hiện trong lễ hội. Từ đó, nhận diện mức độ ảnh hưởng của Phật giáo trong tâm thức người Khmer Nam Bộ.. It is generally believed that Ok-Om-Bok is an agricultural festival with boldly folk feature, which has been researched by scientists with different approaches. This paper is to represent distinctive and similar features between OK-OM-BOK and SOM-PẮ PRĂ-KHE in order to show the aspects of agricultural folk and Buddhist religion in the festivals. Based on that, it shows the significant impact of Buddhism in Southern Khmer people’s consciousness. Từ khóa: Ok-om-bok, cúng trăng, người Khmer Nam Bộ, dân gian, Phật giáo. 1. Mở đầu1 “Người Khmer Nam Bộ cư trú ở Nam Bộ từ rất lâu đời và có một nền văn hoá phát triển rực rỡ, chiếm tỉ lệ trên 6,7% dân số toàn vùng”2. Từ khi chính sách dân tộc được triển khai, phù hợp với tình hình địa phương, cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt, đời sống kinh tế ngày càng phát triển. Trong đó, lĩnh vực văn hóa được chú trọng bảo tồn giữ gìn, đào tạo và phát triển. Mỗi tộc người đều có những lễ hội đặc sắc riêng. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), người Khmer Nam Bộ là một trong các tộc người có nhiều lễ hội trong năm. Trong đó, lễ hội thu hút nhiều du khách nhất đến tham quan là lễ hội Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe, diễn ra vào ngày Rằm “Pênh-bôră-mi khe-Kđâk”, tức tháng 12 tính theo lịch Khmer. 2. Nội dung 2.1. Giải thích từ ngữ - Ok-om-bok, viết bằng tiếng Khmer: អក ំបុក អ < អក (Ok) + អំបុក (Om-Bok). អក (Ok) là động từ đút, đút vào miệng; អំបុក (Om-Bok) là danh từ riêng, Cốm dẹp. Như vậy, Ok-om-bok có nghĩa đút cốm dẹp. 1 Trung tâm Truyền thông và Quảng bá Cộng đồng, Trường Đại học Trà Vinh 2 Phương, Nghi. Chùa Khmer Nam Bộ, xem 20.5.2014 Key words: Ok-om-bok, Moon worship, Southern Khmer people, folk, Buddhism. - Som-pắ pră-khe, viết tiếng Khmer: សំពះ ្រះ ព ខែ < សំពះ (Som-pắ) + ព្រះ ែ (Pră-khe) ខ សំពះ (Som-pắ) động từ chào, chắp tay lạy; ព្រះ ខែ (Pră-khe) là một danh từ chỉ Mặt trăng. Sompắ pră-khe có nghĩa là chào Mặt trăng. Tuy nhiên, cộng đồng tộc người Khmer ở Nam Bộ thường gọi là cúng trăng. Som-pắ pră-khe là một nghi thức cúng trăng vào ngày Pênh-bô-ră-mi khe Kđâk. Lễ hội này có liên quan đến sự tích cuộc đời đức Phật tiền kiếp là Thỏ Bồ Tát vun bồi Ba La Mật để trở thành đức Phật. 2.2. Mối quan hệ giữa Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe nằm tách riêng nhau, không liên quan gì nhau. Do đâu người ta đưa hai cụm từ này đi cùng nhau như vậy? Lý giải đặc điểm này, ông Ang Chouléan, nhà Khảo cổ học người Campuchia có đề cập trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn hoá Khmer như sau: Trước tiên, ông phân tích từ “Om-Bok”. Để có được Om-Bok thì phải có lúa mới, để được lúa mới thì lúa đó phải vừa mới thu hoạch và không để lâu ngày. Ngày xưa, phần lớn người nông dân có thói quen trồng lúa mùa (lúa nếp) và đến giữa khe Kđâk là thời điểm bước vào vụ thu hoạch rộ. Gắn với từ “Om-Bok” có từ “Ok”. Chúng ta cũng nên suy nghĩ rằng, tại sao người ta không nói ăn, dùng, mà nói “Ok”. Cái ý nghĩa tiềm ẩn của nó là nói về Soá 16, thaùng 12/2014 49 50 sản lượng nông sản “tràn đầy, dư thừa”, kế đến nữa là “sung túc, vui vẻ”, không thiếu thốn gì cả. Phân tích cụm từ “Pră-khe”, không có gì lạ khi người ta tổ chức lễ hội này vào ngày “Pênhbô ră-mi”, tiếng SanSkrit “បូណ” (bô-ră) nghĩa là ៌ lấp đầy, không khuyết và cùng chung nghĩa tràn đầy như nhau. Do vậy, Ok-om-bok và Som-pắ prăkhe có chung một hàm ý, cùng nhấn mạnh về sản lượng nông sản thu hoạch quá dồi dào, dư thừa, không thiếu thốn ở thời điểm lúc đó.3 Ông Thái Chợt, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh nhận định: Ở giai đoạn sơ khai, các lễ hội như đua ghe ngo, Ok-om-bok, thả đèn nước, thả đèn gió còn tổ chức đơn sơ và mang tính riêng lẻ nên họ gọi là lễ hẳn hoi. Đến khi Phật giáo chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ, tổ chức cổ truyền được củng cố vững mạnh, có chùa Phật giáo là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá, xã hội và các lễ hội dân gian trên được gộp lại, tổ chức chung cùng với lễ tạ ơn tứ thần (thần Đất, thần Lửa, thần Nước, thần Gió) mang yếu tố nông nghiệp và lễ cúng Mặt trăng mang dấu ấn Phật giáo. Đến ngày nay, người Khmer Nam Bộ gọi tắt là lễ Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe.4 Một đặc điểm đáng chú ý nữa, ngày xưa trong phum s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn Phật giáo trong lễ hội Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe của người Khmer Nam bộ 49 DẤU ẤN PHẬT GIÁO TRONG LỄ HỘI OK-OM-BOK và SOM-PẮ PRĂ-KHE CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ Buddhism in OK-OM-BOK and SOM-PẮ PRĂ-KHE festivals of Southern Khmer people Huỳnh Sang1 Tóm tắt Abstract Từ bao đời nay, nhiều người thường nói rằng lễ hội Ok-om-bok là một lễ hội nông nghiệp mang đậm nét dân gian và đã có không ít các nhà khoa học nghiên cứu về nó với hướng tiếp cận khác nhau. Trong bài viết này, tác giả trình bày những nét riêng cũng như nét tương đồng giữa Ok-ombok và Som-pắ pră-khe để thấy được khía cạnh dân gian mang yếu tố nông nghiệp và khía cạnh tôn giáo mang dấu ấn Phật giáo thể hiện trong lễ hội. Từ đó, nhận diện mức độ ảnh hưởng của Phật giáo trong tâm thức người Khmer Nam Bộ.. It is generally believed that Ok-Om-Bok is an agricultural festival with boldly folk feature, which has been researched by scientists with different approaches. This paper is to represent distinctive and similar features between OK-OM-BOK and SOM-PẮ PRĂ-KHE in order to show the aspects of agricultural folk and Buddhist religion in the festivals. Based on that, it shows the significant impact of Buddhism in Southern Khmer people’s consciousness. Từ khóa: Ok-om-bok, cúng trăng, người Khmer Nam Bộ, dân gian, Phật giáo. 1. Mở đầu1 “Người Khmer Nam Bộ cư trú ở Nam Bộ từ rất lâu đời và có một nền văn hoá phát triển rực rỡ, chiếm tỉ lệ trên 6,7% dân số toàn vùng”2. Từ khi chính sách dân tộc được triển khai, phù hợp với tình hình địa phương, cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt, đời sống kinh tế ngày càng phát triển. Trong đó, lĩnh vực văn hóa được chú trọng bảo tồn giữ gìn, đào tạo và phát triển. Mỗi tộc người đều có những lễ hội đặc sắc riêng. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), người Khmer Nam Bộ là một trong các tộc người có nhiều lễ hội trong năm. Trong đó, lễ hội thu hút nhiều du khách nhất đến tham quan là lễ hội Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe, diễn ra vào ngày Rằm “Pênh-bôră-mi khe-Kđâk”, tức tháng 12 tính theo lịch Khmer. 2. Nội dung 2.1. Giải thích từ ngữ - Ok-om-bok, viết bằng tiếng Khmer: អក ំបុក អ < អក (Ok) + អំបុក (Om-Bok). អក (Ok) là động từ đút, đút vào miệng; អំបុក (Om-Bok) là danh từ riêng, Cốm dẹp. Như vậy, Ok-om-bok có nghĩa đút cốm dẹp. 1 Trung tâm Truyền thông và Quảng bá Cộng đồng, Trường Đại học Trà Vinh 2 Phương, Nghi. Chùa Khmer Nam Bộ, xem 20.5.2014 Key words: Ok-om-bok, Moon worship, Southern Khmer people, folk, Buddhism. - Som-pắ pră-khe, viết tiếng Khmer: សំពះ ្រះ ព ខែ < សំពះ (Som-pắ) + ព្រះ ែ (Pră-khe) ខ សំពះ (Som-pắ) động từ chào, chắp tay lạy; ព្រះ ខែ (Pră-khe) là một danh từ chỉ Mặt trăng. Sompắ pră-khe có nghĩa là chào Mặt trăng. Tuy nhiên, cộng đồng tộc người Khmer ở Nam Bộ thường gọi là cúng trăng. Som-pắ pră-khe là một nghi thức cúng trăng vào ngày Pênh-bô-ră-mi khe Kđâk. Lễ hội này có liên quan đến sự tích cuộc đời đức Phật tiền kiếp là Thỏ Bồ Tát vun bồi Ba La Mật để trở thành đức Phật. 2.2. Mối quan hệ giữa Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe nằm tách riêng nhau, không liên quan gì nhau. Do đâu người ta đưa hai cụm từ này đi cùng nhau như vậy? Lý giải đặc điểm này, ông Ang Chouléan, nhà Khảo cổ học người Campuchia có đề cập trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn hoá Khmer như sau: Trước tiên, ông phân tích từ “Om-Bok”. Để có được Om-Bok thì phải có lúa mới, để được lúa mới thì lúa đó phải vừa mới thu hoạch và không để lâu ngày. Ngày xưa, phần lớn người nông dân có thói quen trồng lúa mùa (lúa nếp) và đến giữa khe Kđâk là thời điểm bước vào vụ thu hoạch rộ. Gắn với từ “Om-Bok” có từ “Ok”. Chúng ta cũng nên suy nghĩ rằng, tại sao người ta không nói ăn, dùng, mà nói “Ok”. Cái ý nghĩa tiềm ẩn của nó là nói về Soá 16, thaùng 12/2014 49 50 sản lượng nông sản “tràn đầy, dư thừa”, kế đến nữa là “sung túc, vui vẻ”, không thiếu thốn gì cả. Phân tích cụm từ “Pră-khe”, không có gì lạ khi người ta tổ chức lễ hội này vào ngày “Pênhbô ră-mi”, tiếng SanSkrit “បូណ” (bô-ră) nghĩa là ៌ lấp đầy, không khuyết và cùng chung nghĩa tràn đầy như nhau. Do vậy, Ok-om-bok và Som-pắ prăkhe có chung một hàm ý, cùng nhấn mạnh về sản lượng nông sản thu hoạch quá dồi dào, dư thừa, không thiếu thốn ở thời điểm lúc đó.3 Ông Thái Chợt, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh nhận định: Ở giai đoạn sơ khai, các lễ hội như đua ghe ngo, Ok-om-bok, thả đèn nước, thả đèn gió còn tổ chức đơn sơ và mang tính riêng lẻ nên họ gọi là lễ hẳn hoi. Đến khi Phật giáo chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ, tổ chức cổ truyền được củng cố vững mạnh, có chùa Phật giáo là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá, xã hội và các lễ hội dân gian trên được gộp lại, tổ chức chung cùng với lễ tạ ơn tứ thần (thần Đất, thần Lửa, thần Nước, thần Gió) mang yếu tố nông nghiệp và lễ cúng Mặt trăng mang dấu ấn Phật giáo. Đến ngày nay, người Khmer Nam Bộ gọi tắt là lễ Ok-om-bok và Som-pắ pră-khe.4 Một đặc điểm đáng chú ý nữa, ngày xưa trong phum s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lễ hội Ok-om-bok Lễ hội Som-pắ pră-khe Dấu ấn Phật giáo Người Khmer Nam Bộ Văn hóa dân gian Văn hóa truyền thốngTài liệu có liên quan:
-
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 1
159 trang 252 5 0 -
8 trang 208 0 0
-
6 trang 207 0 0
-
4 trang 199 0 0
-
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 2
188 trang 188 3 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 179 0 0 -
10 trang 126 0 0
-
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 125 0 0 -
229 trang 106 0 0
-
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 102 1 0