Danh mục tài liệu

Đậu nành và khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Số trang: 25      Loại file: doc      Dung lượng: 200.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước khi đi vào chủ đề chính của bài viết : Đậu nành—Nattokinase và khả năngngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tác giả xin giới thiệu thật sơ lược một số nét đặctrưng về các chứng bệnh nầy trong đó đặt trọng tâm vào những hoạt chất có trongđậu nành hay đậu nành lên men (Natto) giữ vai trò khá độc đáo qua phát hiện của cácnhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu y khoa trên thế giới đã công bố trong hơn 20năm qua....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đậu nành và khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch Đậu nành ( Nattokinase ) và khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim mạchLời dẫnTrước khi đi vào chủ đề chính của bài viết : Đậu nành—Nattokinase và khả năngngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tác giả xin giới thiệu thật sơ lược một số nét đặctrưng về các chứng bệnh nầy trong đó đặt trọng tâm vào những hoạt chất có trongđậu nành hay đậu nành lên men (Natto) giữ vai trò khá độc đáo qua phát hiện của cácnhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu y khoa trên thế giới đã công bố trong hơn 20năm qua. Thành quả nghiên cứu về enzym Nattokinase--từ hạt đậu nành đã nấu chínđược lên men-- rất tình cờ của GS Sumi Hiroyuki (Nhật bản) là một “phát hiện” kỳthú mang lại kết quả tốt đẹp cho biết bao người đang đứng trước nguy cơ đột quỵ,tai biến mạch máu não cũng như dồn máu cơ tim, co thắt động mạch vành…Tác giảnghĩ rằng không thể lý giải một cách khoa học và mất hẳn thú vị trong khi tìm hiểutác dụng của “Nattokinase” nếu không được trang bị một kiến thức tối thiểu vềngành y, đặc biệt là bộ môn Tim Mạch hiện đại. Vì lẽ đó xin mời bạn đọc “chịukhó”làm quen với những kiến thức cơ bản dưới đây nhất là chú ý đến sự tác độngvà chuyển hóa nội sinh của những Enzym làm đông máu do lượng mỡ trong máu quácao gây nên, và Enzym (Plasmin) duy nhất làm phá tan những vón (cục)máu tồn đọngbám chặt ở nội mạc-- cản trở dòng máu đưa dưỡng khí trở về tim, lên não bộ đểduy trì mọi hoạt động bình thường của cơ thể để duy trì sự sống .Nếu những” con đò”vận chuyển luân lưu tuần hoàn nầy trục trặc thì…tai biến sẽđến với chúng ta, cơ thể sẽ phản ứng kịch liệt từ triệu chứng tim đập mạnh, hồihộp, khó thở đến đau thắt ngực, đột quị, bại liệt …và cuối cùng là dẫn đến điều đaubuồn nhất khi trái tim ngừng đập hay tế bào não bị hoại tử do thiếu máu hoặc dưỡngkhí. Trong quá trình đó, Nattokinase sẽ phải làm gì khi được nạp vào cơ thể qua bộmáy tiêu hóa, liệu nó có ích thật sự hay chỉ là sự tưởng tượng tô vẽ để quảng cáo ?Lời giải nầy sẽ bắt đầu từ đây…Mặt khác, điều quan trọng nhất mà tác giả xin mạn phép nhắc lại “Thực phẩm chứcnăng” không phải là thuốc trị bệnh trực tiếp và thường được thổi phồng để tiếp thị,đa phần mang tính chất lừa gạt nhất là qua các chiêu thức thương mại “truyền tiêuđa cấp” như chúng ta đã thấy. Hai là đây không phải một” bài báo học thuật”(Academic paper) mà là một bài “chuyên khảo” vì vậy tác giả tránh ghi chú rườm ràtừng chi tiết trích dẫn mà chỉ để chung vào phần tư liệu tham khảo ở cuối bài chodễ đọc, mong các tác giả liên quan thông cảm và lượng thứ.Người viết sẽ không vui khi bài báo về Nattokinase nầy bị lợi dụng để tuyên truyền,quảng cáo cho một loại thực phẩm chức năng đi từ Nattokinase mà chất lượng củachúng không thông qua kiểm định chất lượng của cơ quan y tế có trách nhiệm củanước sở tại và không có sự đồng ý của tác giả.Lời khuyên mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc là hãy trở về với thiên nhiên, cócuộc sống lành mạnh và an vui với những hạt đậu nành óng ánh quí báu mà tạo hóađã ban cho để gìn gìn sức khỏe, trong đó ngăn ngừa được các chứng tim mạch, độtquị mà chi phí chữa trị vô cùng tốn kém, không kể bao nhiêu điều đau khổ khác khigặp tai biến…Nội dung gồm có 3 chương :1. Về các biến chứng tim mạch.2. ” Natto” là gì ?3. Phát hiện độc đáo của GS Sumi Hiroyuki (Nhật bản)Ngoài ra chúng tôi còn đính kèm một bài phỏng vấn GS Sumi Hiroyuki để bạn đọctham khảo.Phần mộtVề các biến chứng tim mạchTheo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ (tai biến mạch máu não) làtình trạng rối loạn chức năng thần kinh gồm hai loại chính là nhồi máu não và xuấthuyết não. Trong đó, 80% đột quỵ là do nhồi máu não. Tổn thương này làm giảm độtngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu đến não.Cholesterol — thủ phạm gây tai biếnĐến tuổi 50 khi khám sức khỏe định kỳ, chúng ta thường yêu cầu các bác sĩ làm hàngloạt xét nghiệm cơ bản như thử nước tiểu, phân, máu…sau khi đo nhịp tim, huyếtáp. Tại sao chúng ta thường thấy bác sĩ đặt ống nghe vào ngực ngay khi bắt đầu“khám”, gõ nhẹ vào khớp gối, nhìn vào sắc diện và trong quá trình trao đổi, vị bác sĩkhả kính tìm hiểu sinh hoạt thường nhật như chế độ ăn uống, vận động, giấc ngủ,nghỉ ngơi và cả chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới…để làm gì ? Đặc biệt là bên cạnhđiện tâm đồ và điện não đồ, việc chụp X-quang, Siêu âm hay Chụp cắt lớp điện toán(CT.Scanner), Nội soi, Sinh thiết (Biopsy)… và hàng loạt xét nghiệm “chuyên sâu”bắt buộc khi có yếu tố nào đó bị nghi ngờ “có vấn đề”…mặc dù những chỉ số vềhàm lượng mỡ ( Cholesterol và Triglyceride ) trong máu, huyết áp, mạch đập thườngđược xem xét đầu tiên, cho biết cơ thể nói chung và quả tim nói riêng bình thườnghoặc có gì “trục trặc” mà mắt thường không thể thấy được. Từ tuổi 49 trở đi, nhưcâu nói “49 chưa qua 53 đã tới”, chu kỳ sinh học của con người bắt đầu xảy ra nhiềuxáo trộn, bước vào lớp người “tri thiên mệnh” vì vậy việc khám phá ra một chứngbệnh nan y nào đó ...