
Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECMBÀI NGHIÊN CỨU NC-27Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân?Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECMTS. Tô Trung ThànhNguyễn Đôn Phước dịchNguyễn Đôn Phước dịch© 2012 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sáchTác phẩm dịch NC-27Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà NộiĐầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân?Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECMTS. Tô Trung Thành1Tóm tắtYêu cầu tái cấu trúc đang đặt ra cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn pháttriển 2011-2020, trong đó, một trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công. Bài viết với mục đích nghiêncứu liệu đầu tư công ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến đầu tư tư nhân sẽ đóng góp vào khuyếnnghị chính sách một cách thiết thực, đồng thời bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu thựcnghiệm ở Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình VECM với số liệu thu thập từ 1986-2010 để ướclượng các hàm phản ứng và các hệ số co giãn. Theo đó, hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tưnhân được thể hiện rõ nét. Trung bình sau một thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽkhiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp 0.48%. Đồng thời, tác động đến GDP của đầu tư công là thấp sovới tác động của đầu tư tư nhân. Bài viết hàm ý trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cầngiảm dần tỷ trọng đầu tư công, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tưkhu vực nhà nước.Từ khóa: đầu tư công, đầu tư tư nhân, hiệu ứng “lấn át”, tái cơ cấu kinh tế, VECM1Khoa Kinh tế học, ĐH Kinh tế quốc dân Hà NộiEmail: totrungthanh@gmail.comPhone: 0942 399 3372Mục lục1.Dẫn nhập..............................................................................................................................42.Tổng quan về đầu tư công tại Việt Nam ...............................................................................63.Phương pháp nghiên cứu và các kiểm định ...........................................................................94.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................................ 105.Kết luận và khuyến nghị chính sách ................................................................................... 14Danh mục hìnhHình 1 Tốc độ tăng trưởng GDP và vốn đầu tư của các thành phần .............................................6Hình 2. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội.........................................................................................7Hình 3. Phản ứng của các biến số đối với các cú sốc (thứ tự Choleski PI, Y, GI) ....................... 12Danh mục bảngBảng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư/GDP (1986-2010) ..........................................6Bảng 2 . Hệ số ICOR thời kỳ 2000-2007 .....................................................................................7Bảng 3. Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) .......................................................................9Bảng 4. Kiểm định nhân quả dựa trên mô hình VECM .............................................................. 11Bảng 5 Hệ số co giãn của đầu tư tư nhân theo đầu tư công sau 10 năm ...................................... 1431. Dẫn nhậpKinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2010 với tốc độ tăng trưởng GDP 6.78%, là mức tăngtương đối khá trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Tuy nhiên, nền kinh tế đangtiếp tục đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô đã diễn ra và gia tăng mạnh trong những năm gầnđây, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, như lạm phát cao, tỷ giá biếnđộng mạnh và khó lường, thâm hụt thương mại dai dẳng, dự trữ ngoại hối mỏng, thâm hụt ngânsách tăng cùng với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thịtrường tài chính - tiền tệ dễ bị tổn thương với những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin vàođiều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm…Một trong những nguyên nhân chính của những bất ổn vĩmô thời gian qua là do mô hình tăng trưởng theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặcbiệt là đầu tư công nhưng với chất lượng thấp. Mô hình này đã và đang đe dọa khả năng tăngtrưởng bền vững trong dài hạn của nền kinh tế.Vì vậy, yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế đang đặt ra cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam bướcvào giai đoạn phát triển mới 2011-2020, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanền kinh tế, tạo nền tảng vững chắc để đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệptheo hướng hiện đại. Một trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là tái cơ cấu đầu tư công theohướng nào – nên giảm hay tăng đầu tư công, liệu đầu tư công ảnh hưởng tiêu cực hay tích cựcđến đầu tư của khu vực tư nhân?Theo lý thuyết, có hai giả thuyết chính về quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Giảthiết đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân cho rằng, đầu tư công gia tăng sẽ khiến đầu tư khu vựctư nhân bị thu hẹp lại. Lý do là nhu cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suấtgia tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân. Ngoàira, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường được thực hiện bởi tăng thuếhay vay nợ, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận các nguồnlực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Với quan điểm được đồng thuận là đầu tư công thườngcó hiệu quả thấp hơn đầu tư tư nhân, thì giả thiết “lấn át” đưa ra khuyến nghị cắt giảm đầu tưcông để hỗ trợ tăng trưởng.Giả thuyết ngược lại là đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân (xem Bacha (1990), Taylor(1994) và Agenor (2000)), do đầu tư công có thể tạo ra “ngoại ứng tích cực” cho khu vực tưnhân. Một số ngoại ứng có thể kể đến như i) việc cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như4giao thông, viễn thông, giáo dục…từ đầu tư công tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơncũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân để tăng cường đầu tư và ii) nhu cầuhàng hóa dịch vụ từ chính phủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đầu tư công Đầu tư tư nhân Mô hình thực nghiệm VECM Hiệu ứng lấn át Tái cơ cấu kinh tế Đầu tư công tại Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Tái cơ cấu kinh tế - lý luận và thực tiễn
8 trang 138 0 0 -
Đầu tư công giai đoạn 2010-2019 và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn mới
3 trang 134 0 0 -
Tăng cường hiệu lực của hệ thống quản lý đầu tư công theo tinh thần Luật Đầu tư công tại Việt Nam
9 trang 88 0 0 -
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong AEC
7 trang 77 0 0 -
Giáo trình mô hình tài chính công - phần 2
37 trang 56 0 0 -
Tái cơ cấu kinh tế hội nhập quốc tế và phát triển nguồn nhân lực: Phần 1
202 trang 54 0 0 -
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
9 trang 49 0 0 -
Pháp luật về đầu tư công và một số đề xuất, kiến nghị
5 trang 45 0 0 -
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam
19 trang 44 0 0 -
15 trang 43 0 0
-
Tác động của chất lượng thể chế tới đầu tư tư nhân ở các nước Châu Á
13 trang 42 0 0 -
Tái cơ cấu đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
5 trang 41 0 0 -
Quyết định số 427/QĐ-UBND 2013
23 trang 40 0 0 -
Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam
8 trang 40 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam
5 trang 37 0 0 -
Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu
11 trang 35 0 0 -
Đầu tư công: Đi tìm những cái thật!
4 trang 35 0 0 -
167 trang 34 0 0
-
Bài giảng Quản lý công (Public management) - Chương 2: Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công
8 trang 34 0 0 -
Tái cơ cấu kinh tế hội nhập quốc tế và phát triển nguồn nhân lực: Phần 2
312 trang 33 0 0