Danh mục tài liệu

Dạy học ca dao trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.53 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến nội dung chương trình, cách thức tổ chức dạy học ca dao ở nhà trường trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tích hợp văn hóa dân gian trong dạy học ca dao là dùng những tri thức văn hóa đã được “mã hóa” trong từng tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm. Từ đó tìm ra và khẳng định những nét đẹp văn hóa của dân tộc qua từng tác phẩm ca dao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học ca dao trong mối quan hệ với văn hóa dân gian70 Diễn đàn trao đổiDẠY HỌC CA DAO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIANFOLK VERSES TEACHING IN RELATION TO FOLKLOREVõ Thị Ngọc Kiều1Tóm tắtAbstractBài viết đề cập đến nội dung chương trình,cách thức tổ chức dạy học ca dao ở nhà trườngtrong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tích hợpvăn hóa dân gian trong dạy học ca dao là dùngnhững tri thức văn hóa đã được “mã hóa” trongtừng tác phẩm để lí giải, cắt nghĩa các tác phẩm.Từ đó tìm ra và khẳng định những nét đẹp văn hóacủa dân tộc qua từng tác phẩm ca dao.The paper refers to the cirriculum’s content,how to teach folk verses at school in relation tofolklore. Integrated folklore in teaching folkverses are used the cultural knowledge has been“encoded” in each verse to explain and define thework itself. From there, find and affirm the culturalbeauty of the ethnic through each the folk verse.Từ khóa: Dạy học văn học dân gian, văn hóadân gian, ca dao, học sinh, giáo viên.1. Đặt vấn đề1Với tư cách là một loại hình nghệ thuật nguyênhợp, văn học dân gian là một bộ phận của văn hóadân gian và là một ngữ liệu quan trọng để nghiêncứu văn hóa dân gian. Sinh ra trên cơ sở của mộtnền văn hóa nhất định, văn học dân gian không chỉlà một loại nghệ thuật ngôn từ (ngôn ngữ nói), màcòn chứa đựng trong đó những dấu ấn văn hóa,những quan niệm văn hóa – nghệ thuật, những tínngưỡng, tôn giáo, những phong tục, tập quán củacộng đồng. Những giá trị văn hóa đó làm nên chiềusâu, giá trị của văn học dân gian.Tuy nhiên, chúng ta cần xác định, văn học dângian dù có quan hệ hữu cơ với văn hóa dân gian thìvẫn không hòa tan hoàn toàn bản chất nghệ thuậtcủa nó vào các yếu tố văn hóa dân gian. Nên khitìm hiểu văn học dân gian, chúng ta cũng cần chú ýđến quy trình ngược lại. Đó là quá trình các yếu tốvăn hóa dân gian khác đã “khúc xạ”, “biến dạng”thành các yếu tố nghệ thuật trong các tác phẩm vănhọc dân gian. Các yếu tố đó tạo thành những “mãvăn hóa” mà mỗi khi tìm hiểu, khám phá một tácphẩm văn học dân gian, chúng ta cần giải mã để cóthể hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo các giá trị tiềmẩn trong đó. Và đây cũng chính là điểm hấp dẫn củacác tác phẩm văn học dân gian, trong đó có các bàica dao.Thực tế cho thấy dùng văn hóa để giải thích cácyếu tố, chi tiết trong tác phẩm ca dao vừa đúng vớiđặc trưng của đối tượng giảng dạy, nghiên cứu, vừatạo được sự hứng thú cho học sinh. Từ việc giải các1Thạc sĩ, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp dạynghề Thành phố Trà VinhKeywords: Folklore teaching, Folklore, folkverse, pupil, teacher.mã văn hóa trong tác phẩm, học sinh sẽ hiểu đượctác phẩm, nhận ra những giá trị văn hóa, lịch sửtrong tác phẩm và có thể vận dụng những tri thứcđó vào trong đời sống thực tiễn. Từ đó có thể thấy,việc dạy học các tác phẩm văn học dân gian ở nhàtrường hiện nay không nên dừng lại ở góc độ phântích ngôn từ mà giáo viên cần trang bị cho học sinhnhững tri thức về văn hóa dân gian.Ngoài ra, các bài ca dao khi trở thành đối tượngtiếp nhận, cảm thụ của giáo viên và học sinh, chứkhông chỉ là đối tượng cảm thụ của độc giả nóichung, thì nó đã có một đời sống khác, có nhữngđiểm khu biệt với việc thưởng thức các bài ca daongoài nhà trường. Điều này là do mối quan hệ giữatác phẩm văn chương với thực tiễn nhà trường. Khiđược chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn, cácbài ca dao bị quy định bởi hàng loạt các điều kiệnsư phạm cụ thể. Tác phẩm đã trở thành công cụgiáo dục đặc biệt, nhằm thỏa mãn những nhu cầucủa xã hội đặt ra cho nó. Đối với học sinh, việchọc các bài ca dao là một yêu cầu bắt buộc, cósự hướng dẫn; học sinh học tác phẩm trong môitrường tập thể, mà sự tương tác qua lại giữa giáoviên và các học sinh khác cũng tạo nên những tácđộng không nhỏ đến cách tiếp nhận của họ. Từ yêucầu trên, trong quá trình dạy học ca dao, giáo viêncũng cần lựa chọn, vận dụng những phương phápdạy học thích hợp.Thực tế trên đặt ra cho việc dạy học các bài cadao yêu cầu vừa đảm bảo mục tiêu sư phạm vừađảm bảo đặc trưng thể loại. Trong đó, theo chúngtôi, chú ý thích đáng đến đặc trưng thể loại sẽ giảiquyết được thấu đáo những vấn đề cơ bản về quanSố 21, tháng 3/2016 70Diễn đàn trao đổi 71niệm dạy học cũng như thực tiễn dạy học nhữngtác phẩm ca dao cụ thể trong nhà trường. Trong đó,việc tạo ra bầu không khí văn hóa trong giờ dạy cadao là điều cần thiết, có ý nghĩa quyết định.2. Nội dung2.1. Khái quát chương trình dạy học ca dao bậctrung họcLà một trong hai bộ phận cấu thành nền vănhọc của một dân tộc, văn học dân gian đã đượcđưa vào giảng dạy trong nhà trường Việt Nam cáccấp. Cùng với mục tiêu hình thành và phát triểncác năng lực ngữ văn như: năng lực sử dụng tiếngViệt; năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩmmĩ;... với các yêu cầu được nâng cao theo từng cấphọc, dạy học các tác phẩm văn học dân gian nóichung, ca dao nói riêng còn giúp giáo viên truyềnthụ những kiến thức văn hóa dân gian đến cho học ...

Tài liệu có liên quan: