Danh mục tài liệu

Dạy học thành ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học Tày - Thái theo hướng vận dụng hiểu biết văn hóa và tiếng mẹ đẻ (qua trường hợp học sinh lớp 5 dân tộc Tày - Thái học một số thành ngữ có từ chỉ 'động vật')

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.46 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc dạy học tiếng Việt như một “ngôn ngữ thứ hai” cho học sinh dân tộc thiểu số trong thời gian gần đây đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Trong bài báo này, chúng tôi muốn đề xuất một phương pháp dạy học thành ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học theo mô hình giáo dục song ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học thành ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học Tày - Thái theo hướng vận dụng hiểu biết văn hóa và tiếng mẹ đẻ (qua trường hợp học sinh lớp 5 dân tộc Tày - Thái học một số thành ngữ có từ chỉ “động vật”)VJETạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 24-29DẠY HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - THÁITHEO HƯỚNG VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VĂN HÓA VÀ TIẾNG MẸ ĐẺ(QUA TRƯỜNG HỢP HỌC SINH LỚP 5 DÂN TỘC TÀY - THÁIHỌC MỘT SỐ THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ “ĐỘNG VẬT”)Lê A - Nguyễn Thị Ngân Hoa - Đỗ Phương ThảoTrường Đại học Sư phạm Hà NộiNgày nhận bài: 03/03/2018; ngày sửa chữa: 19/03/2018; ngày duyệt đăng:19/03/2018.Abstract: Teaching Vietnamese as the second language for ethnic minority pupils recently haschanged a lot in terms of content and teaching methods. In this article, authors propose a methodof teaching Vietnamese idioms for ethnic minority pupils at the elementary level based on bilingualeducation model.Keywords: Vietnamese language, mother language, second language, idiom, ethnic minority.1. Mở đầuViệc dạy học tiếng Việt như một “ngôn ngữ thứ hai”trong thời gian gần đây đang ngày càng được đổi mớitheo hướng chú trọng cả về ngôn ngữ và văn hóa, đòi hỏikhông chỉ giảng dạy các kiến thức về ngôn ngữ mà cònphải tích hợp cả những kiến thức về văn hóa, xã hội…Thành ngữ (TN) là một trong những yếu tố của ngôn ngữphản ánh rất rõ đặc trưng tư duy - văn hóa của một dântộc. Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện nay, bộphận ngôn ngữ này chiếm một vị trí đáng kể trong dunglượng kiến thức về từ vựng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tạiphổ biến hiện tượng dạy TN tiếng Việt cho học sinh (HS)theo phương pháp truyền thống: sử dụng từ điển để tranghĩa hoặc dùng tranh ảnh để minh họa, dạy ý nghĩa củatừng TN riêng lẻ và mới dừng lại ở ý nghĩa của TN trongtừ điển mà ít gắn liền với bối cảnh văn hóa và hoàn cảnhgiao tiếp… Riêng với đối tượng HS là người dân tộc thiểusố, các em học tiếng Việt không phải với tư cách là tiếngmẹ đẻ, cũng không phải là một ngoại ngữ mà với tư cáchlà một “ngôn ngữ thứ hai”. Các em đã có phông nền kiếnthức văn hóa và ngôn ngữ sẵn có của dân tộc mình, vớinhững điểm tương đồng và cả khác biệt so với dân tộcKinh. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra vấn đề dạytiếng Việt như một “ngôn ngữ thứ hai” cho các em theohình thức dạy song ngữ, nghĩa là dạy tiếng Việt trên cơ sởtận dụng chính vốn liếng tiếng mẹ đẻ của các em.Bài viết này đề xuất một phương pháp dạy học TNtiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số cấp tiểu học. Bằngviệc so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữaTN tiếng Việt với TN tiếng mẹ đẻ, chúng tôi muốn giúpngười học tận dụng tri thức nền về văn hóa và ngôn ngữnguồn để hiểu được những đặc trưng trong văn hóa vàngôn ngữ đích, phát huy những sự “chuyển di tích cực”và hạn chế những sự “chuyển di tiêu cực” khi học một24“ngôn ngữ thứ hai”. Từ đó, các em vừa có thể hiểu vàvận dụng các TN tiếng Việt vào các tình huống một cáchhiệu quả, vừa không lãng quên tiếng mẹ đẻ của mình.Chúng tôi lựa chọn đối tượng HS lớp 5 người dân tộcTày - Thái học một số TN có từ chỉ “động vật” như làmột ví dụ minh họa cho phương pháp này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề năng lựcthụ đắc “ngôn ngữ thứ hai” trong mối quan hệ với “ngônngữ thứ nhất”Những nghiên cứu về tâm lí học - ngôn ngữ vàphương pháp dạy học một thứ tiếng như “ngôn ngữ thứhai” cho lứa tuổi mầm non, tiểu học tập trung vào một sốvấn đề, trong đó có mối tương quan giữa ngôn ngữ thứnhất và “ngôn ngữ thứ hai” trong quá trình tiếp nhận, thụđắc ngôn ngữ của trẻ.J. Cummins (1979) đề xuất giả thuyết phát triển phụthuộc lẫn nhau. Theo Cummins, có một sự tương quantích cực giữa khả năng ngôn ngữ thứ nhất và “ngôn ngữthứ hai”: khả năng “ngôn ngữ thứ hai” của HS tuỳ thuộcở một mức độ nào đó với khả năng ngôn ngữ thứ nhất.Cummins lưu ý rằng vai trò của tiếng mẹ đẻ phải đượcquan tâm trong chương trình song ngữ [1].Những kết quả nghiên cứu của R.C. Gardner (1985)cũng cho thấy việc học song ngữ, thụ đắc “ngôn ngữ thứhai” sẽ có kết quả tích cực nếu học và phát triển trình độthông thạo “ngôn ngữ thứ hai” nhằm mở rộng cơ hội họctập, không nhằm thay thế hoặc giảm tầm quan trọng củangôn ngữ thứ nhất. Trái lại, “nếu nhóm dân tộc thiểu sốbị khuyến khích hay bắt buộc học một “ngôn ngữ thứhai” nhằm mục đích đồng hoá văn hoá, việc thụ đắc“ngôn ngữ thứ hai” sẽ mang đến tác động tiêu cực: trẻEmail:VJETạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 24-29có nguy cơ quên lãng ngôn ngữ thứ nhất. Tác dụng củaviệc tạo môi trường song ngữ, đa ngữ không còn. Điềuđó còn gây nên những tổn thương về văn hoá, nguy cơmất bản sắc của cộng đồng” [2; tr 134-135].Đa số các nghiên cứu của P. Gibsons (1991, 1992),B. Creaser và E. Dau (1995) đều khẳng định rằng songngữ không phải là một nguyên nhân làm chậm phát triểnnhận thức và học tập của trẻ em, ngược lại, nó có thể ảnhhưởng tích cực đế ...

Tài liệu có liên quan: