Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam nhìn từ góc độ thương mại nội ngành
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 708.86 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam nhìn từ góc độ thương mại nội ngành" xem xét thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế của nhóm hàng này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam nhìn từ góc độ thương mại nội ngành ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ MÁY MÓC, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ PHỤ TÙNG CỦA VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH ThS. Phạm Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế của nhóm hàng này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Một số kết luận chính rút ra như sau: Thương mại nội ngành theo chiều dọc chiếm ưu thế trong quan hệ trao đổi hai chiều về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng.Quy mô kinh tế, cơ sở hạ tầng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm theo ngành có tác động tích cực thúc đẩy, trong khi khoảng cách địa lý là rào cản hạn chế thương mại nội ngành.Sự khác biệt về cầu, vốn FDI, hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động tới thương mại nội ngành. Các giải pháp đưa ra như sau:đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên cơ sở nâng cao trình độ khoa học công nghệ;tận dụng thế mạnh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng; tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước; chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường. Từ khóa: thương mại nội ngành, hội nhập kinh tế quốc tế, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế thế giới trong thời gian gần đây chứng kiến những chuyển biến sâu sắc của hoạt động thương mại quốc tế. Theo đó, luồng hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và cơ cấu. Số liệu thống kê thương mại ghi nhận xu hướng các quốc gia đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành hàng (hay còn gọi là thương mại nội ngành- IIT) ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX đã khẳng định đóng góp lớn của thương mại nội ngành vào hoạt động thương mại quốc tế. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra sự giải thích toàn diện khi thương mại nội ngành được chia thành hai loại là thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT) và thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT). Thương mại nội ngành theo chiều ngang diễn ra giữa các quốc gia về các hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng mang một số đặc điểm đã được khác biệt hóa. Ngược lại, thương mại nội ngành theo chiều dọc liên quan tới thương mại hai chiều về các hàng hóa có chất lượng khác nhau, giá cả không giống nhau. Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thương mại của Việt Nam trước đây, giống như nhiều nước đang phát triển khác, chủ yếu là thương mại liên ngành (xuất nhập khẩu hàng hóa khác nhau dựa trên sự khác biệt về lợi thế so sánh). Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự phát triển của thương mại biên mậu và sự gia tăng quá trình phân công lao động quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại nội ngành của Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò tích cực. Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng là nhóm hàng có đóng góp lớn và chiếm vai trò ngày càng tăng trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại của nhóm hàng này tăng từ 14,9 tỷ USD năm 2006 lên 130,9 tỷ USD năm 2015. So sánh kết quả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thì Việt Nam đang nhập siêu về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng. Năm 2015, Việt Nam nhập siêu 9,7 tỷ USD nhóm hàng này. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm tỷ trọng , 194 ngày càng tăng, từ 10,5% năm 2006 lên 37,38% năm 2015, đưa nhóm hàng này trở thành nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, tỷ trọng nhóm hàng này cũng tăng đáng kể từ 23,95% năm 2006 lên 42,42% năm 2015. Cho đến nay, tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về thương mại nội ngành (Từ Thúy Anh, 2008; Từ Thúy Anh và Hoàng Xuân Trung, 2008). Tuy nhiên, bối cảnh mới của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế dẫn tới sự xuất hiện thêm nhiều yếu tố tác động đến thương mại nội ngành của Việt Nam mà các nghiên cứu chưa đề cập đến. Do đó, nghiên cứu này sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố với thương mại nội ngành thông qua việc nghiên cứu hiện tượng thương mại này trong xuất nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. Sở dĩ nghiên cứu lựa chọn hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng bởi vì theo nhận định của phần lớn các học giả kinh tế, với đặc trưng của hiện tượng xuất n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam nhìn từ góc độ thương mại nội ngành ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ MÁY MÓC, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ PHỤ TÙNG CỦA VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH ThS. Phạm Thùy Linh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét thương mại nội ngành máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế của nhóm hàng này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Một số kết luận chính rút ra như sau: Thương mại nội ngành theo chiều dọc chiếm ưu thế trong quan hệ trao đổi hai chiều về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng.Quy mô kinh tế, cơ sở hạ tầng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm theo ngành có tác động tích cực thúc đẩy, trong khi khoảng cách địa lý là rào cản hạn chế thương mại nội ngành.Sự khác biệt về cầu, vốn FDI, hội nhập kinh tế quốc tế không có tác động tới thương mại nội ngành. Các giải pháp đưa ra như sau:đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên cơ sở nâng cao trình độ khoa học công nghệ;tận dụng thế mạnh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng; tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đa dạng hóa quan hệ thương mại với các nước; chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường. Từ khóa: thương mại nội ngành, hội nhập kinh tế quốc tế, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế thế giới trong thời gian gần đây chứng kiến những chuyển biến sâu sắc của hoạt động thương mại quốc tế. Theo đó, luồng hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và cơ cấu. Số liệu thống kê thương mại ghi nhận xu hướng các quốc gia đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành hàng (hay còn gọi là thương mại nội ngành- IIT) ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX đã khẳng định đóng góp lớn của thương mại nội ngành vào hoạt động thương mại quốc tế. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra sự giải thích toàn diện khi thương mại nội ngành được chia thành hai loại là thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT) và thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT). Thương mại nội ngành theo chiều ngang diễn ra giữa các quốc gia về các hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng mang một số đặc điểm đã được khác biệt hóa. Ngược lại, thương mại nội ngành theo chiều dọc liên quan tới thương mại hai chiều về các hàng hóa có chất lượng khác nhau, giá cả không giống nhau. Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thương mại của Việt Nam trước đây, giống như nhiều nước đang phát triển khác, chủ yếu là thương mại liên ngành (xuất nhập khẩu hàng hóa khác nhau dựa trên sự khác biệt về lợi thế so sánh). Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự phát triển của thương mại biên mậu và sự gia tăng quá trình phân công lao động quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại nội ngành của Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò tích cực. Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng là nhóm hàng có đóng góp lớn và chiếm vai trò ngày càng tăng trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại của nhóm hàng này tăng từ 14,9 tỷ USD năm 2006 lên 130,9 tỷ USD năm 2015. So sánh kết quả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thì Việt Nam đang nhập siêu về máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng. Năm 2015, Việt Nam nhập siêu 9,7 tỷ USD nhóm hàng này. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm tỷ trọng , 194 ngày càng tăng, từ 10,5% năm 2006 lên 37,38% năm 2015, đưa nhóm hàng này trở thành nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, tỷ trọng nhóm hàng này cũng tăng đáng kể từ 23,95% năm 2006 lên 42,42% năm 2015. Cho đến nay, tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về thương mại nội ngành (Từ Thúy Anh, 2008; Từ Thúy Anh và Hoàng Xuân Trung, 2008). Tuy nhiên, bối cảnh mới của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế dẫn tới sự xuất hiện thêm nhiều yếu tố tác động đến thương mại nội ngành của Việt Nam mà các nghiên cứu chưa đề cập đến. Do đó, nghiên cứu này sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố với thương mại nội ngành thông qua việc nghiên cứu hiện tượng thương mại này trong xuất nhập khẩu máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam. Sở dĩ nghiên cứu lựa chọn hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng bởi vì theo nhận định của phần lớn các học giả kinh tế, với đặc trưng của hiện tượng xuất n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động thương mại quốc tế Thương mại quốc tế về máy móc Thương mại quốc tế về vận tải Thương mại nội ngành Hội nhập kinh tế quốc tế Cách mạng công nghiệp 4.0Tài liệu có liên quan:
-
205 trang 463 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 353 0 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 299 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 225 2 0 -
6 trang 220 0 0