Danh mục tài liệu

Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích.

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.18 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hè vừa rồi, Nô-bi-ta và Đô-rê-mon (hai nhân vật trong truyện tranh Đô-rê-mon chúng em vẫn đọc) sang Việt Nam du lịch. May mắn thế nào, hai cậu lại ghé qua nhà em xin ngủ nhờ. Thật là một ngày vui đặc biệt. Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị... luộm thuộm một tí (?!). Sau đó cậu ta khoe:  Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích. Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổtích. Bài viết Hè vừa rồi, Nô-bi-ta và Đô-rê-mon (hai nhân vật trong truyện tranh Đô-rê-monchúng em vẫn đọc) sang Việt Nam du lịch. May mắn thế nào, hai cậu lại ghé quanhà em xin ngủ nhờ. Thật là một ngày vui đặc biệt. Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòngnhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị... luộ m thuộ m mộttí (?!). Sau đó cậu ta khoe:  Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽthực hiện ngay lập tức. Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói:  Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu. Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơithật xa, chúng ta sẽ đi. Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây. Thật đúng dịp. Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: cô Tấ m là ngườithế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như cô Tấm lại có thể hạicô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúngtôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng. Tại sao không tranh thủ lúc nàyđến hỏi thẳng cô Tấ m nhỉ? Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo:  Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn. Tuy nhiên,chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này. Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra. Theo lời Đô-rê-mon,tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xalạ. Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt. Người hầu kẻ hạ đi lại tấpnập. Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏithăm. Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất mộtchiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này). Chúng tôi tranh thủ làm một cuộcphỏng vấn ngăn ngắn:  Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây.  Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa? Ba chúng tôi nhìn nhau. Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi địnhlàm. Nô-bi-ta nhanh nhảu:  Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: Hiền như cô Tấm. Chị đã từngphải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắtnạt. Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào chum để nuôi, khikhông thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc… thìđúng là chị hiền thật. Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấ yngười dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cámlàm mắ m để gửi về cho mụ dì ghẻ?  Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt. Tôi vội đỡ lời:  Đúng thế đấy chị ạ. Em còn mang cả sách theo đây này. Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho cô Tấm nghe. Nghe xong,cô Tấm ngẩn người ra một lúc. Rồi cô bảo chúng tôi:  Không phải thế đâu các em ạ. Dù ghét, thậ m chí căm thù mẹ con Cám đếnđâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy. Chắc là cóchuyện nhầ m lẫn chi đây. Thật là đáng sợ. Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôichào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn. Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe. Mẹ tôibảo:  Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ. Một người bình thường cũng khó làm nổiviệc ấy chứ đừng nói là cô Tấm. Tôi thắc mắc:  Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?  Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được inthành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhândân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân vềđời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những conngười nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như cô Tấm phải được sống hạnh phúc, cònnhững kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tộichết cho Lí Thông nhưng tội của Lí Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được.Giả sử cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục nhưLí Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn Lí Thông nhiều lần. Lí Thôngchỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng lắm thì lấy đất lấp cửa hang đểThạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần.Tấm chết hoá thành chim vàng anh, Cám đập chết vàng anh. Tấm hoá thành câyxoan đào, Cám chặt cây xoan đào. Thậ m chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cámcũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tộiác như vậy, nhân dân ta cho rằng, phải để chính tay Tấ m trừng trị Cám thì mớ ithoả. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiế nthắng của cái Thiện đối với cái ác sau khi cái Thiện đã phải đấu tranh quyết liệtbằng máu và nước mắt. Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưngnhân dân ta đã trả thù thay cho Tấ m, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ côngbằng. À ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài họcthật bổ ích. Đô-rê-mon bảo:  Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú.Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về. Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sangnăm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn. ...

Tài liệu có liên quan: