
Để bé măm măm ngoan
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 162.18 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em hiện nay, tuy nhiên quan niệm về biếng ăn ở mỗi bà mẹ khác nhau. Vậy khi nào thì được coi là trẻ biếng ăn? Muốn biết trẻ có thực sự biếng ăn hay không chúng ta phải dựa vào các yếu tố sau đây
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để bé măm măm ngoan Để bé măm măm ngoan Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em hiện nay, tuy nhiên quan niệm về biếng ăn ở mỗi bà mẹ khác nhau. Vậy khi nào thì được coi là trẻ biếng ăn? Muốn biết trẻ có thực sự biếng ăn hay không chúng ta phải dựa vào các yếu tố sau đây: - Thời gian trẻ ăn trong một bữa - Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày - Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn. Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút tối đa là 30 phút, trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút. Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc < 250ml sữa thì được coi là biếng ăn. Khi trẻ ăn ngon miệng trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng còn trẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi ... Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây: Trẻ bị bệnh: Tất cả các bênh mhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính như viêm V.A, viêm tai, viêm đường hô hấp… Một số bệnh lý toàn thân khác như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng., thiếu vitamin.. Ngay cả khi mọc răng trẻ cũng có thể biếng ăn: biếng ăn xuất hiện mấy tuần lễ trước khi mọc răng, khi răng đã nhú khỏi lợi trẻ trở lại ăn bình thường. Sai lầm về ăn uống: Do thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều trẻ không tiêu hoá hết thức ăn ăn vào, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối (Cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, nhiều tuần, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của trẻ). Yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi. Ngoài ra yếu tố tâm lý còn do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc trẻ. Chứng biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: Trường hợp này rất ít gặp chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân đã kể trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2- 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì, rẫy rụa kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường : thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một” phản ứng chống đối” của đứa trẻ với gia đình. Nếu để tình trạng biếng ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, còi xương và hậu quả cuối cùng là bị suy dinh dưỡng. Vì vây, nên cho trẻ ăn ít một nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày. Cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân biếng ăn ở trẻ điều trị kịp thời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để bé măm măm ngoan Để bé măm măm ngoan Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em hiện nay, tuy nhiên quan niệm về biếng ăn ở mỗi bà mẹ khác nhau. Vậy khi nào thì được coi là trẻ biếng ăn? Muốn biết trẻ có thực sự biếng ăn hay không chúng ta phải dựa vào các yếu tố sau đây: - Thời gian trẻ ăn trong một bữa - Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày - Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn. Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút tối đa là 30 phút, trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút. Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc < 250ml sữa thì được coi là biếng ăn. Khi trẻ ăn ngon miệng trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng còn trẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi ... Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây: Trẻ bị bệnh: Tất cả các bênh mhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính như viêm V.A, viêm tai, viêm đường hô hấp… Một số bệnh lý toàn thân khác như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng., thiếu vitamin.. Ngay cả khi mọc răng trẻ cũng có thể biếng ăn: biếng ăn xuất hiện mấy tuần lễ trước khi mọc răng, khi răng đã nhú khỏi lợi trẻ trở lại ăn bình thường. Sai lầm về ăn uống: Do thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều trẻ không tiêu hoá hết thức ăn ăn vào, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối (Cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, nhiều tuần, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của trẻ). Yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi. Ngoài ra yếu tố tâm lý còn do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc trẻ. Chứng biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: Trường hợp này rất ít gặp chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân đã kể trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2- 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì, rẫy rụa kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường : thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một” phản ứng chống đối” của đứa trẻ với gia đình. Nếu để tình trạng biếng ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, còi xương và hậu quả cuối cùng là bị suy dinh dưỡng. Vì vây, nên cho trẻ ăn ít một nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày. Cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân biếng ăn ở trẻ điều trị kịp thời.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trẻ sơ sinh trẻ phát ban tiêm phòng vắc xin thực phẩm dinh dưỡng thực đơn ăn dặm chăm sóc sức khỏeTài liệu có liên quan:
-
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 202 0 0 -
7 trang 202 0 0
-
4 trang 199 0 0
-
Nhận thức về năng lực thông tin sức khỏe của sinh viên
8 trang 148 1 0 -
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 123 0 0 -
11 trang 94 0 0
-
2 trang 72 0 0
-
157 trang 63 0 0
-
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc bệnh nhi
39 trang 58 0 0 -
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 1
85 trang 57 0 0 -
Kinh nghiệm quốc tế về gói dịch vụ y tế cơ bản - khái niệm, phạm vi và phương thức tiếp cận
5 trang 51 0 0 -
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 2
83 trang 49 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 45 0 0 -
Ebook Bí kíp dinh dưỡng gia truyền đẩy lùi bệnh tật: Phần 1
51 trang 45 0 0 -
Ebook 101 cách giúp bạn tự chữa lành cơ thể: Phần 1
88 trang 44 0 0 -
61 trang 44 0 0
-
Những điều cần biết về dinh dưỡng: Phần 1
99 trang 43 0 0 -
81 trang 40 0 0
-
2 trang 40 0 0
-
Tiểu luận : Phát triển sản phẩm bánh bông lan nha đam
99 trang 40 0 0