
Đề cương bài giảng môn Lý thuyết tài chính Chương 3
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng môn Lý thuyết tài chính Chương 3 Chương III: Ngân sách Nhà nước34 VII.Khái niệm ngân sách Nhà nước N gân sách Nhà nước là bộ phận cấu thành của hoạt động tài chính Nhà nước, vì vậy khi nghiên cứu về tài chính của Nhà nước người ta thường tập trung vào nghiên cứu ngân sách Nhà nước. Có nhiều quan điểm về ngân sách Nhà nước khi nhìn từ các góc độ nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, tại những nước có các chính thể khác nhau thì cơ cấu và quản lý ngân sách Nhà nước cũng rất khác nhau. Nhưng với góc độ nghiên cứu ngân sách Nhà nước tại Việt Nam thì ngân sách Nhà nước cần phải có được định nghĩa một cách tổng thể nhất dưới dạng một quan hệ tài chính. Vì vậy phần sau sẽ xây dựng một định nghĩa ngân sách Nhà nước thống nhất. 1.Định nghĩa ngân sách Nhà nước Theo luật ngân sách Nhà nước35 của Việt nam thì ngân sách Nhà nước được định nghĩa như sau: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. . Như vậy, theo định nghĩa của pháp luật Việt nam có thể thấy rằng ngân sách Nhà nước là một tập hợp các khoản thu, chi trong vòng một năm, gọi là năm ngân sách36, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền37 quyết định và có tác dụng đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động của Nhà nước. Nói chung năm ngân sách thường trùng với năm dương lịch, như ở Việt nam. Nhưng có một số nước lại quy định năm ngân sách có lịch biểu khác38. Sự quy định này có tính lịch sử và truyền thống tùy thuộc vào từng quốc gia và khu vực. Ngân sách Nhà nước được phân cấp thành ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Ngân sách trung ương ở cấp cao nhất, có vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế của một nước, còn ngân sách chính quyền địa phương có ý nghĩa đối với sự phát triển của địa phương.39 Ngân sách địa phương phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, còn ngân sách cấp dưới lại phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Từ những phân tích trên có thể rút ra được một định nghĩa về ngân sách Nhà nước dưới góc độ tài chính như sau: 34 Lưu ý rằng vì cơ cấu ngân sách Nhà nước là rất khác nhau ở mỗi nước nên trong chương này, các lý thuyết và nội dung nghiên cứu đều có liên quan chặt chẽ đến thực tiễn của Việt nam 35 Được quốc hội thông qua ngày 20-3-1996 36 Năm ngân sách (tài khoá hoặc tài chính)- fiscal year, là một giai đoạn trong đó dự toán thu-chi đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành. 37 Ở Việt nam là Quốc hội 38 Ví dụ như bắt đầu vào 1/4 năm trước và kết thúc vào 31/3 năm sau ở Anh và Nhật hoặc bắt đầu vào 1/10 năm trước và kết thúc vào 30/9 năm sau ở Mỹ 39 Ngân sách địa phương gồm có ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngân sách cấp huyện, thị xã; ngân sách cấp phường. Government Finance Ngân sách Nhà nước là một hệ thống các quan hệ phân phối không hoàn lại giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Phần dưới đây sẽ xem xét mối quan hệ phân phối trong ngân sách Nhà nước để thấy rằng liệu quan hệ này có phải là một quan hệ tài chính hay không, muốn là một quan hệ tài chính thì ngân sách Nhà nước phải thỏa mãn các điều kiện của một quan hệ tài chính, đó là: Phải là một quan hệ phân phối: Mặc dù sự thể hiện trên bề mặt của quan hệ kinh tế trong ngân sách Nhà nước là quan hệ này được thực hiện giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội nhưng thực sự quan hệ phân phối trong ngân sách Nhà nước được thực hiện từ người nộp ngân sách Nhà nước sang người hưởng từ chi tiêu ngân sách Nhà nước. Dù cho đây là một mối quan hệ không trực tiếp nhưng đó là một mối quan hệ hiển nhiên thông qua một đối tượng trung gian là Nhà nước. Sau khi tiền được thu vào, nó sẽ không ở lại mà sẽ tiếp tục được chi ra theo các nhu cầu của Nhà nước, và mọi quan hệ chi tiêu của ngân sách Nhà nước đều có những người được hưởng lợi nhờ sự chi tiêu đó. Do vậy thực chất của quan hệ phân phối trong ngân sách Nhà nước là từ người nộp ngân sách Nhà nước sang người hưởng từ chi tiêu ngân sách Nhà nước. Phải có một quỹ tiền tệ được thành lập và sử dụng: Quỹ tiền tệ được nhắc tới ở đây chính là quỹ ngân sách Nhà nước. Quỹ ngân sách Nhà nước được quản lý bởi Nhà nước, mà cụ thể là Quốc hội và Chính phủ bởi vì ngân sách Nhà nước là một bản dự toán thu chi hàng năm được Chính phủ lập và trình lên để Quốc hội phê duyệt vào phiên họp cuối cùng của năm ngân sách. Dạng thức tồn tại của quỹ ngân sách Nhà nước ở Việt nam hiện nay là Kho bạc Nhà nước. Hệ thống kho bạc Nhà nước được quy định như sau40 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lý thuyết tài chính kiến thức tài chính tài chính tiền tệ kinh tế ngân hàng tài liệu tài chínhTài liệu có liên quan:
-
18 trang 465 0 0
-
203 trang 366 13 0
-
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 243 3 0 -
Giáo trình môn học Lý thuyết tài chính - tiền tệ
60 trang 222 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 194 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 182 0 0 -
Xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
10 trang 132 0 0 -
52 trang 116 0 0
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về tài chính ( kèm đáp án)
16 trang 111 0 0 -
2 trang 105 0 0
-
Xử lý tình trạng hàng hóa đến trước chứng từ đến sau trong giao nhận hàng hóa
5 trang 102 0 0 -
11 trang 96 0 0
-
Bộ đề thi hết môn về Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
65 trang 87 0 0 -
31 trang 85 0 0
-
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 2 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
322 trang 85 0 0 -
TỔNG QUAN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
23 trang 81 0 0 -
Lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐH Kinh Tế Tp.HCM
367 trang 76 0 0 -
Bài giảng Tổng quan tài chính-tiền tệ - PGS.TS. Sử Đình Thành
42 trang 75 1 0 -
Đề cương bài giảng học phần Thị trường chứng khoán: Chương 1 – ĐH Thương mại
32 trang 69 0 0 -
9 trang 67 0 0